Filler là một phương pháp thẩm mỹ không xâm lấn, được sử dụng rộng rãi để làm đầy các vùng da bị lõm, giảm nếp nhăn và tạo đường nét hài hòa cho khuôn mặt. Với sự phát triển của công nghệ thẩm mỹ, trên thị trường hiện nay có nhiều loại filler với đặc tính và thời gian duy trì khác nhau. Hiểu rõ về các loại filler sẽ giúp bạn đưa ra lựa chọn phù hợp với nhu cầu làm đẹp của mình.
Tổng quan về filler trong thẩm mỹ
Filler (chất làm đầy) là một hợp chất có kết cấu dạng gel, được tiêm vào các vùng da cần cải thiện để tăng thể tích hoặc giảm thiểu nếp nhăn. Thành phần phổ biến nhất trong filler là axit hyaluronic (HA) - một chất có khả năng giữ nước tốt, giúp làn da căng mọng và mịn màng.
Ứng dụng của filler trong thẩm mỹ:
- Làm đầy nếp nhăn, rãnh nhăn: Filler giúp giảm độ sâu của rãnh mũi má, nếp nhăn khóe miệng, nếp nhăn vùng trán và chân chim quanh mắt, giúp khuôn mặt trông trẻ trung hơn.
- Tạo hình môi, làm đầy môi: Filler giúp tăng độ dày, định hình viền môi rõ nét và cân đối tỷ lệ môi trên - môi dưới, mang lại đôi môi căng mọng tự nhiên.
- Nâng mũi không phẫu thuật: Tiêm filler giúp nâng cao sống mũi, chỉnh sửa dáng mũi bị gồ nhẹ và tạo góc mũi hài hòa mà không cần can thiệp dao kéo.
- Làm đầy thái dương hóp: Filler giúp khắc phục tình trạng thái dương hóp do lão hóa, làm khuôn mặt trông đầy đặn, cân đối hơn.
- Làm đầy má hóp, tạo đường nét khuôn mặt: Tiêm filler giúp cải thiện tình trạng má hóp, đồng thời hỗ trợ định hình gò má, giúp khuôn mặt trông trẻ trung và có đường nét hơn.
- Tạo hình cằm, đường viền hàm: Filler giúp định hình cằm, kéo dài cằm ngắn, tạo dáng cằm V-line và làm sắc nét đường viền hàm mà không cần phẫu thuật.
- Điều trị sẹo lõm do mụn: Filler giúp làm đầy sẹo lõm, cải thiện bề mặt da, đặc biệt hiệu quả với các vết sẹo do mụn trứng cá hoặc tổn thương trước đó.
- Trẻ hóa da, cấp ẩm sâu: Một số loại filler có khả năng cấp nước, cải thiện độ đàn hồi và làm căng bóng làn da, giúp da mịn màng, rạng rỡ hơn.
Filler mang lại hiệu quả nhanh chóng, ít xâm lấn và thời gian hồi phục ngắn. Tuy nhiên, để đạt được kết quả thẩm mỹ tốt nhất, việc lựa chọn loại filler phù hợp với từng vùng da và cơ địa là rất quan trọng.
Phân loại filler phổ biến trên thị trường
Filler Axit Hyaluronic (Hyaluronic Acid - HA)
Axit hyaluronic là thành phần filler phổ biến nhất, được sử dụng để làm đầy các nếp nhăn, tạo hình khuôn mặt và cải thiện độ đàn hồi cho da. Axit hyaluronic là một chất tự nhiên có trong cơ thể, giúp duy trì độ ẩm và sự đàn hồi của da. Khi tiêm vào da, nó giúp hút nước và tạo ra hiệu ứng căng đầy, làm mịn các nếp nhăn và tạo đường nét khuôn mặt.
Filler Canxi Hydroxylapatite (CaHA)
Canxi hydroxylapatite là một dạng filler đặc biệt, thường được sử dụng để làm đầy các khu vực sâu hơn của da hoặc tạo hình khuôn mặt. Đây là một hợp chất tự nhiên có trong xương và răng. Khi tiêm vào da, CaHA không chỉ làm đầy mà còn kích thích sự sản sinh collagen, giúp da thêm săn chắc và đàn hồi.
Filler Polymethyl Methacrylate (PMMA)
Polymethyl methacrylate (PMMA) là một loại filler lâu dài, có thể cung cấp sự làm đầy vĩnh viễn cho da. PMMA chứa các hạt nhỏ giúp duy trì sự ổn định lâu dài. Filler này thường được sử dụng để làm đầy các nếp nhăn sâu hoặc tạo hình các khu vực như má và cằm.
Filler tự thân
Filler tự thân là các loại filler được chiết xuất từ chính cơ thể người điều trị, thường là từ mỡ cơ thể hoặc tế bào gốc. Filler tự thân thường được chiết xuất từ mỡ của người bệnh qua một quá trình hút mỡ và tiêm lại vào các khu vực cần điều trị.
Các thương hiệu filler được lựa chọn nhiều nhất
Trên thị trường hiện nay, có nhiều thương hiệu filler được khách hàng lựa chọn và bác sĩ tin dùng. Trong đó nổi bật nhất là Juvederm, Restylane và Teosyal. Dưới đây là thông tin chi tiết về từng loại filler này:
Filler Juvederm chính hãng
Juvederm là một trong những dòng filler phổ biến nhất, được sản xuất bởi công ty Allergan. Thành phần chính của Juvederm là axit hyaluronic (HA) liên kết chéo, giúp sản phẩm có độ bền cao và mang lại vẻ ngoài tự nhiên sau khi tiêm.
Ưu điểm của Juvederm:
- Kết cấu mịn màng: Juvederm có kết cấu gel mịn, giúp làn da sau tiêm trông tự nhiên và căng mọng.
- Chứa lidocaine: Nhiều sản phẩm của Juvederm được bổ sung lidocaine, một chất gây tê cục bộ, giúp giảm cảm giác đau trong quá trình tiêm.
- Hiệu quả kéo dài: Tùy thuộc vào sản phẩm cụ thể và vùng tiêm, hiệu quả của Juvederm có thể kéo dài từ 6 đến 18 tháng.
- Thời gian hồi phục nhanh: Sau khi tiêm, thường ít gây sưng tấy, giúp thời gian hồi phục nhanh chóng.
Nhược điểm của Juvederm:
- Giá thành cao: So với một số loại filler khác, Juvederm có giá thành cao hơn.
Kết cấu mịn: Mặc dù kết cấu mịn mang lại vẻ tự nhiên, nhưng ở những vùng cần tạo nét sắc sảo như mũi hoặc cằm, Juvederm có thể không giữ form tốt như mong muốn.
Sản phẩm nổi bật nhất của Juvéderm: Juvéderm XC, VOLUMA, VOLBELLA, VOLLURE
Filler Restylane chính hãng
Restylane là một dòng filler được sản xuất bởi công ty Galderma. Thành phần chính cũng là axit hyaluronic, nhưng Restylane có kết cấu hạt thô hơn so với Juvederm, giúp cố định vị trí tốt hơn sau khi tiêm.
Ưu điểm của Restylane:
- Khả năng định hình tốt: Nhờ kết cấu phân tử lớn, Restylane thích hợp để tạo hình ở những vùng cần độ nâng đỡ cao như mũi và cằm.
- Hiệu quả kéo dài: Tùy vào sản phẩm cụ thể và vùng tiêm, hiệu quả của Restylane có thể kéo dài từ 6 đến 18 tháng.
- Đa dạng sản phẩm: Restylane cung cấp nhiều dòng sản phẩm phù hợp với từng vùng khác nhau trên khuôn mặt.
Nhược điểm của Restylane:
- Cảm giác cứng nhẹ ban đầu: Do kết cấu hạt thô, sau khi tiêm, có thể cảm nhận được độ cứng nhẹ trong vài ngày đầu.
- Không chứa lidocaine: Một số sản phẩm của Restylane không chứa lidocaine, có thể gây cảm giác đau hơn khi tiêm.
Các sản phẩm nổi bật Restylane: Restylane, Restylane Silk, Restylane Lyft, Restylane Refyne, Restylane Defyne, Restylane Kysse, Restylane Contour...
Filler Teosyal chính hãng
Teosyal là thương hiệu filler cao cấp đến từ Thụy Sĩ, nổi bật với công nghệ giữ nước vượt trội. Thành phần chính là axit hyaluronic tinh khiết, giúp cấp ẩm và giữ nước hiệu quả cho làn da.
Ưu điểm của Teosyal:
- Khả năng cấp nước và giữ ẩm: Teosyal giúp cải thiện độ đàn hồi và làm căng bóng làn da nhờ khả năng giữ nước hiệu quả.
- Hiệu quả kéo dài: Tùy vào loại sản phẩm, hiệu quả của Teosyal có thể kéo dài từ 6 đến 18 tháng.
- Ít gây sưng viêm: Nhờ công nghệ tinh chế đặc biệt, Teosyal thường ít gây sưng viêm sau khi tiêm.
Nhược điểm của Teosyal:
- Độ phổ biến hạn chế: Teosyal chưa phổ biến rộng rãi tại một số thị trường, do đó có thể khó tìm được bác sĩ có kinh nghiệm sử dụng dòng filler này.
- Hiệu quả tùy thuộc vào cơ địa: Kết quả sau tiêm có thể khác nhau tùy theo cơ địa và phản ứng của từng người.
Các sản phẩm nổi bật của hãng gồm: Teosyal RHA Collection, Teosyal Ultra Deep, Teosyal Global Action, Teosyal Redensity I, Teosyal Kiss, Teosyal Puresense…
Cách chọn filler phù hợp giúp gia tăng hiệu quả
Việc lựa chọn filler phù hợp không chỉ dựa vào thương hiệu mà còn phụ thuộc vào mục đích sử dụng, vùng điều trị và đặc điểm cá nhân của từng người. Dưới đây là một số tiêu chí quan trọng giúp bạn đưa ra quyết định đúng đắn.
Dựa vào mục đích sử dụng
Mỗi loại filler có đặc tính riêng, phù hợp với từng nhu cầu khác nhau:
- Tạo hình, nâng đỡ và định hình rõ nét: Nếu bạn muốn nâng mũi, tạo dáng cằm hoặc làm đầy rãnh cười sâu. Cần lựa chọn dòng sản phẩm filler có độ cứng cao và tuổi thọ trung bình..
- Làm đầy nếp nhăn, rãnh sâu hoặc vùng má hóp: Lựa chọn tốt nhất là filler có kết cấu mịn giúp tạo hiệu ứng căng mọng tự nhiên sau khi được tiêm.
- Cải thiện độ ẩm, làm mịn da và tăng đàn hồi: Lựa chọn filler HA có khả năng giữ nước vượt trội, thích hợp để cấp ẩm và làm da căng bóng.
Dựa vào vị trí tiêm filler
Mỗi vùng trên khuôn mặt có yêu cầu khác nhau về độ cứng, độ đàn hồi và khả năng nâng đỡ:
- Mũi, cằm: Filler được tiêm vào mũi/ cằm để chỉnh hình, làm thon gọn, nâng mà không cần phẫu thuật. Do đó nên lựa chọn loại filler có thành phần HA. Đôi khi sẽ dùng sản phẩm có độ bền cao như CaHA.
- Má, thái dương: Vùng má là nơi thường bị mất thể tích khi lão hóa. Filler dùng cho vùng này cần có độ dày và khả năng tạo hình để nâng đỡ, tạo khuôn mặt thon gọn và sắc nét. Filler có thành phần HA hoặc CaHA khá phù hợp.
- Môi: Filler dùng cho môi cần phải mềm mịn và có khả năng giữ được độ tự nhiên, đồng thời không tạo cảm giác cứng khi cười hoặc nói chuyện. Do đó, các filler HA nhẹ và mềm là lựa chọn hàng đầu.
- Dưới mắt: Filler cho vùng mắt cần có độ mềm mại, không gây cảm giác nặng nề và tự nhiên để làm đầy các quầng thâm hoặc nếp nhăn vùng dưới mắt. Do đây là vùng nhạy cảm nên chỉ nên sử dụng filler HA.
- Vùng cổ: Filler có thể được sử dụng để làm đầy và làm săn chắc da cổ, giúp cải thiện tình trạng da chùng nhão hoặc các nếp nhăn ở cổ và cấp ẩm cho da. Nên sử dụng các loại filler có thành phần HA hoặc PLLA…
Dựa vào thời gian duy trì hiệu quả
Các hàng sản xuất filler sẽ khai thác đồng thời nhiều sản phẩm. Bạn có thể dựa vào thông tin về thời gian hiệu quả của filler do hãng công bố để lựa chọn sản phẩm phù hợp nhất với nhu cầu sử dụng.
- Filler tạm thời: Thành phần chính là HA nên sẽ có tuổi thọ từ 9-12 tháng.
- Filler bán bền vững: Thành phần bán tổng hợp (CaHA, PLLA và PMMA) sẽ có tuổi thọ từ 18-24 tháng.
- Filler bền vững: Có thành phần tổng hợp không tan và không nên sử dụng để tránh tác dụng phụ…
Dựa vào khả năng đầu từ tài chính
Mức giá của các loại filler là khác nhau. Do đó bạn có thể lựa chọn tiêm filler theo điều kiện đầu tư tài chính của bản thân.
- Filler Châu Âu thường có giá cao hơn do hiệu quả kéo dài và công nghệ tiên tiến. Filler này cũng cho đáp ứng tốt hơn và duy trì được hiệu quả lâu dài. Mức giá giao động của các loại filler này sẽ rơi vào từ 8-12 triệu/ cc.
- Filler Châu Á có giá cạnh tranh, khoảng 5-8 triệu/ CC. Tuy nhiên filler này lại bị làm nhái, giả nhiều và rất khó phát hiện ra sản phẩm kém chất lượng.
Việc chọn filler phù hợp đòi hỏi sự cân nhắc kỹ lưỡng về mục đích sử dụng, vùng tiêm và ngân sách. Nếu bạn cần nâng đỡ và định hình, Restylane là lựa chọn tốt. Nếu muốn làm đầy và tạo sự căng mọng tự nhiên, Juvederm sẽ phù hợp hơn. Còn nếu ưu tiên cấp nước và làm mịn da, Teosyal là lựa chọn lý tưởng. Để đảm bảo kết quả tốt nhất, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ thẩm mỹ có kinh nghiệm trước khi quyết định.
Bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn về các loại filler và các thương hiệu nổi bật như Filler Juvederm, Restylane, Teosyal, cùng những ưu nhược điểm của từng loại. Việc chọn filler phù hợp sẽ giúp bạn đạt được kết quả thẩm mỹ mong muốn, đồng thời đảm bảo an toàn và hạn chế tác dụng phụ. Trước khi quyết định tiêm filler, hãy tìm hiểu kỹ thông tin, tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên môn và lựa chọn cơ sở thẩm mỹ uy tín để có trải nghiệm làm đẹp tốt nhất.
Nguồn tham khảo: spamedica, en.topdermal, zulumedicalcosmetics