Service image

Viêm da tiết bã

Địa chỉ:
Số 8 ngõ 26 Hoàng Cầu, quận Đống Đa, Hà Nội
Xem bản đồ
Thời gian làm việc:
Thứ 2 - Thứ 6: 08:00 - 19:30
Thứ 7 - CN: 08:00 - 17:30

Viêm da tiết bã ở trẻ em (hay còn gọi là cứt trâu) là một tình trạng phổ biến và thường gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trong những tháng đầu đời. Tình trạng viêm da tiết bã có thể gây ngứa ngáy khó chịu, từ đó làm ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.. Dưới đây là thông tin chi tiết về viêm da tiết bã và cách kiểm soát hiệu quả.

Nguyên nhân gây viêm da tiết bã (cứt trâu)

Cứt trâu là tên gọi dân gian của tình trạng viêm da tiết bã ở trẻ sơ sinh. Tình trạng này xảy ra do sự hoạt động quá mức của tuyến bã nhờn ở trẻ, dẫn đến sự sản xuất dầu dư thừa trên da đầu. Dầu này kết hợp với tế bào da chết tạo thành các vảy cứng và dày, thường có màu vàng hoặc nâu.

Cứt trâu ở trẻ sơ sinh còn có thể do nội tiết tố của mẹ vẫn lưu lại trong máu của bé, hoặc do hệ tiêu hóa của bé chưa phát triển hoàn thiện. Điều này dẫn đến khả năng hấp thụ biotin và các vitamin thiết yếu kém. 

Trong một số ít trường hợp, cứt trâu ở trẻ sơ sinh là một biểu hiện của tình trạng nấm da hoặc viêm da cơ địa khởi phát. Và viêm da tiết bã ở trẻ sẽ làm giảm chất lượng cuộc sống cũng như sự phát triển của trẻ.

Triệu chứng của viêm da tiết bã (cứt trâu)

Một số triệu chứng phổ biến của cứt trâu ở trẻ sơ sinh bao gồm:

  • Vảy da: Các mảng vảy màu vàng, nâu hoặc trắng, dày và cứng, thường xuất hiện trên da đầu. Các vảy này có thể bong tróc dễ dàng nhưng sẽ tái phát nếu không chăm sóc đúng cách.
  • Da đỏ và viêm: Trong một số trường hợp, da dưới các mảng vảy có thể bị đỏ hoặc viêm, gây khó chịu cho trẻ.
  • Không gây ngứa: Thông thường, viêm da tiết bã không làm trẻ ngứa hoặc đau đớn. Tuy nhiên, nếu tình trạng này trở nên nghiêm trọng, có thể gây ngứa hoặc khó chịu.

Viêm da tiết bã ở trẻ có nguy hiểm không?

Hầu hết các trường hợp cứt trâu ở trẻ không đáng lo ngại với các dấu hiệu như:

  • Cứt trâu chỉ là những mảng vảy màu vàng, nâu hoặc trắng, khô và dính trên da đầu.
  • Không gây ngứa, đau, hay khó chịu cho trẻ.
  • Không có dấu hiệu nhiễm trùng như đỏ, sưng, hay mưng mủ.
  • Thường tự hết trong vòng vài tuần đến vài tháng mà không cần điều trị y tế.

Tuy nhiên, ở diễn biến khác thì tình trạng viêm da đầu ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ sẽ là cảnh báo nguy hiểm. Chú ý đến các tình huống sau:

  • Viêm da tiết bã nặng: Cứt trâu lan ra các vùng khác trên cơ thể như mặt, cổ, hoặc vùng tã lót. Da đỏ, viêm, hoặc trẻ có dấu hiệu khó chịu.
  • Nhiễm nấm da đầu: Nếu da đầu có dấu hiệu sưng đỏ, mưng mủ, hoặc có mùi hôi, điều này có thể liên quan đến nhiễm trùng nấm, cần được điều trị bằng thuốc chống nấm.
  • Dị ứng hoặc viêm da cơ địa: Kèm theo tình trạng khô da hoặc nổi mẩn ngứa ở các vùng khác.

Điều trị viêm da tiết bã như thế nào?

Điều trị viêm da tiết bã (cứt trâu) ở trẻ sơ sinh là một tình trạng lành tính và thường tự hết mà không cần can thiệp nhiều. Tuy nhiên, bạn có thể áp dụng các biện pháp sau để làm sạch và giảm tình trạng này một cách nhẹ nhàng:

  • Làm mềm và loại bỏ vảy cứt trâu

Thoa một lượng nhỏ dầu khoáng, dầu ô liu, hoặc dầu em bé lên vùng da có cứt trâu. Để dầu thấm vào vảy trong khoảng 15–30 phút để làm mềm chúng. Dùng lược mềm hoặc bàn chải chuyên dụng dành cho trẻ sơ sinh để chải nhẹ các mảng vảy bong ra. Tránh cào hoặc dùng lực mạnh để không làm tổn thương da đầu.

  • Gội đầu đúng cách

Chọn dầu gội dành riêng cho trẻ sơ sinh, đây là loại dầu gội dịu nhẹ, không chứa hương liệu hay hóa chất gây kích ứng. Cha mẹ nên làm ướt da đầu trẻ bằng nước ấm. Xoa nhẹ nhàng dầu gội lên da đầu và vùng có vảy cứt trâu, sau đó rửa sạch kỹ để loại bỏ dầu thừa. Hạn chế sử dụng nước nóng để gội đầu cho trẻ.

  • Dưỡng ẩm cho da đầu

Sau khi gội đầu, có thể thoa một lớp mỏng dầu dưỡng da em bé để giữ ẩm cho da đầu, giúp giảm khô và ngăn vảy hình thành thêm.

  • Chú ý về thói quen liên quan đến da đầu trẻ

Không cào hoặc gỡ mạnh các mảng cứt trâu vì có thể gây trầy xước, nhiễm trùng. Nếu trẻ ra mồ hôi nhiều, hãy lau sạch vùng đầu để ngăn dầu thừa tích tụ.

Hiện có không ít các bậc cha mẹ tìm đến các phương pháp điều trị dân gian để xử lý tình trạng viêm da tiết bã cho con em mình. Tuy nhiên, theo các bác sĩ chuyên khoa thì những cách làm này đều không mang đến hiệu quả, tăng nguy cơ gây nhiễm trùng da đầu và làm cho tổn thương thêm nặng.

Do đó, nếu trẻ có dấu hiệu viêm da tiết bã, da đầu có nấm cứt trâu thì cần cho trẻ tới cơ sở y tế chuyên khoa để được các bác sĩ hỗ trợ điều trị. Tránh để bệnh diễn biến kéo dài sẽ gây ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ do bệnh có thể gây đau, ngứa và khiến cho trẻ quấy khóc, biếng ăn hoặc bỏ ăn.

Khi nào cần đưa trẻ đi bác sĩ?

Trong một số trường hợp, bạn nên đưa trẻ đi khám bác sĩ để đảm bảo an toàn và tránh các biến chứng. Dưới đây là các dấu hiệu cần lưu ý:

  • Khi tình trạng không cải thiện hoặc trở nặng

Tình trạng kéo dài hơn vài tuần đến vài tháng dù đã thực hiện các biện pháp chăm sóc tại nhà (như làm mềm và gội sạch). Vảy cứt trâu không giảm mà ngày càng dày hơn, lan rộng hơn hoặc bám chặt trên da đầu.

  • Khi có dấu hiệu viêm hoặc nhiễm trùng

Da đầu bị đỏ, sưng, đau hoặc có dấu hiệu viêm rõ rệt. Xuất hiện mủ, vết loét hoặc vùng da bị chảy dịch có mùi khó chịu. Da đầu có mùi hôi bất thường.

  • Khi cứt trâu lan ra các vùng khác trên cơ thể

Không chỉ giới hạn ở da đầu, viêm da tiết bã có thể lan ra mặt (lông mày, sau tai), cổ, nách, hoặc vùng tã. Dấu hiệu viêm lan rộng kèm theo mẩn đỏ hoặc bong tróc da ở các vùng này.

  • Khi trẻ có các biểu hiện bất thường

Trẻ tỏ ra khó chịu, quấy khóc nhiều, hoặc mất ngủ do ngứa ngáy. Da đầu của trẻ có dấu hiệu ngứa rõ ràng, trẻ hay cào gãi, khiến vùng da bị tổn thương.

  • Nếu nghi ngờ nhiễm nấm hoặc bệnh lý da liễu khác

Vảy cứt trâu kèm theo các triệu chứng như rụng tóc, da bị tróc từng mảng. Bác sĩ sẽ kiểm tra và loại trừ các bệnh lý khác như nấm cứt trâu liên quan đến nấm da đầu, viêm da cơ địa, hoặc dị ứng da.

  • Nếu có yếu tố nguy cơ đặc biệt

Trẻ bị suy giảm miễn dịch hoặc có tiền sử bệnh da liễu khác.Tình trạng viêm da tiết bã xuất hiện cùng các triệu chứng toàn thân khác như sốt hoặc nổi hạch.

Quy trình thăm khám và điều trị viêm da tiết bã ở trẻ sơ sinh

Làn da của trẻ sơ sinh đặc biệt nhạy cảm. Chính vì thế, việc áp dụng điều trị tại chỗ viêm da tiết bã cần được thực hiện một cách cẩn thận, Bất cẩn trong dùng thuốc có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống của trẻ về lâu dài.

Quy trình điều trị bệnh tại Dr.thaiha

Tại Dr.thaiha, bạn sẽ được các bác sĩ chuyên khoa tư vấn về tình trạng da liễu của trẻ cũng như có được phác đồ điều trị chuẩn y khoa. Quy trình thăm khám tiện lợi với các bước đơn giản gồm:

  • Đặc hẹn thăm khám cùng bác sĩ chuyên khoa qua tổng đài 0968571166 hoặc fanpage của phòng khám.
  • Thăm khám ban đầu để đánh giá tình trạng da liễu của các bệnh nhi và khai thác tiền sử bệnh lý.
  • Thăm khám cận lâm sàng và thực hiện các xét nghiệm kiểm tra chuyên sâu trong trường hợp cần thiết.
  • Tư vấn phác đồ điều trị cho mỗi bệnh nhân. Nếu rõ về ưu, nhược điểm của từng phương pháp để cha mẹ chủ động lựa chọn phác đồ phù hợp.
  • Tiến hành điều trị theo kế hoạch đã được đưa ra. Trong quá trình điều trị có thể thay đổi thuốc nhằm có đáp ứng tốt nhất.
  • Theo dõi diễn biến của bệnh và tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ…

Chi phí điều trị viêm da tiết bã

Chi phí điều trị viêm da tiết bã cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ không giống nhau giữa mỗi bệnh nhi. Tùy thuộc vào tình trạng bệnh nặng hay nhẹ, thuốc được sử dụng có chất lượng tốt hay không. Quan trọng nhất là khả năng đáp ứng điều trị bệnh của mỗi bệnh nhân sẽ là khác nhau.

Để tiết kiệm thời gian và chi phí khám chữa bệnh, bệnh nhân nên đến cơ sở y tế chuyên khoa, nơi có bác sĩ giỏi để thực hiện điều trị. Tránh tự quyết định điều trị bệnh tại nơi không uy tín, với các sản phẩm trôi nổi để không gây lãng phí về thời gian và tiền bạc.

Điều trị bệnh an toàn và hiệu quả tại Dr.thaiha

Đến với phòng khám da liễu thẩm mỹ Thái Hà số 8 ngõ 26 Hoàng Cầu - Ô chợ Dừa - Đống Đa - Hà Nội, bạn sẽ được bác sĩ tư vấn chi tiết về tình trạng viêm da tiết bã nấm cứt trâu của con em mình. Bạn có thể yên tâm điều trị bệnh bởi phòng khám đa sở hữu hàng loạt các thế mạnh gồm:

  • Hoạt động công khai và minh bạch.
  • 100% bác sĩ và điều dưỡng viên có tay nghề cao.
  • 100% phác đồ điều trị cá nhân hóa giúp tối ưu hiệu quả.
  • 100% dược mỹ phẩm chính hãng và các công nghệ y khoa hiện đại.
  • Môi trường khám chữa bệnh chuyên nghiệp, đảm bảo vô trùng, vô khuẩn.
  • Thời gian thăm khám bệnh linh hoạt không ảnh hưởng đến công việc của bệnh nhân.
  • Tư vấn tận tâm, tận tình và đồng hành cùng bạn trong suốt toàn bộ quá trình khám chữa bệnh.

Nổi bật nhất là sự góp mặt của Tiến sĩ, Bác sĩ Vũ Thái Hà với hơn 20 năm kinh nghiệm trong nghề sẽ là người trực tiếp hỗ trợ thăm khám và điều trị viêm da tiết bã. Bác sĩ Thái Hà hiện đang làm việc tại bệnh viện chuyên khoa tuyến đầu và là giảng viên bộ môn da liễu trường đại học Y Hà Nội. 

Dr.thaiha luôn muốn cha mẹ biết rằng viêm da tiết bã nổi cứt trâu ở trẻ sơ sinh phần lớn là hiện tượng bình thường và không phải là bệnh lý nghiêm trọng. Tuy nhiên, cha mẹ cần theo dõi và chăm sóc đúng cách để đảm bảo không có biến chứng nhiễm khuẩn. Nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, cha mẹ hãy chủ động liên hệ với phòng khám để nhận thêm sự tư vấn.

  • Số 8 ngõ 26 Hoàng Cầu - Ô chợ Dừa - Đống Đa - Hà Nội.
  • Facebook https://www.facebook.com/BSVuThaiHa/
  • Hotline: 0967571166 hoặc 0968571166

Một số câu hỏi thường gặp về viêm da tiết bã ở trẻ

Có phải tất cả trẻ đều bị viêm da tiết bã không?

Không. Không phải tất cả trẻ đều bị viêm da tiết bã. Tuy nhiên, tỷ lệ trẻ sơ sinh gặp phải bệnh là khá cao. Bệnh có thể làm giảm chất lượng sống của trẻ. Do đó, cha mẹ cần chủ động phát hiện ra các dấu hiệu da liễu và cho trẻ đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị tích cực từ giai đoạn sớm.

Viêm da tiết bã thường gặp ở đâu?

Tình trạng viêm da tiết bã có thể xuất hiện ở nhiều vùng cơ thể khác nhau. Phổ biến nhất là ở vùng da đầu, lông mày, mặt má, sau tai, dưới nách, và các khu vực khác có tuyến bã nhờn... Bệnh có khả năng lan rộng nếu không được kiểm soát đúng cách.

Viêm da tiết bã có lây không?

Không. Bệnh viêm da tiết bã ở trẻ nhỏ và cả người lớn đều không có khả năng lây từ người sang người. Tuy nhiên, bệnh này có thể di truyền từ đời bố mẹ sang đời con cái.

Viêm da tiết bã có ngứa không?

Ngoài các dấu hiệu da đỏ, có vảy, bong tróc, nhiễm khuẩn thì tình trạng viêm da tiết bã ở trẻ sơ sinh có thể khiến cho trẻ bị ngứa. Cảm giác khó chịu làm cho trẻ quấy khóc, bỏ ăn từ đó làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của trẻ.

Có thể phòng ngừa viêm da tiết bã không?

Chúng ta khó có thể phòng tránh hoàn toàn tình trạng viêm da tiết bã. Tuy nhiên, bạn có thể giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh hoặc tái phát bệnh bằng những gợi ý sau:

  • Đảm bảo thực hiện tốt các bước vệ sinh da sạch sẽ mỗi ngày.
  • Lựa chọn sản phẩm chăm sóc da chất lượng và phù hợp.
  • Sử dụng dược mỹ phẩm dịu nhẹ, không gây kích ứng da.
  • Giảm căng thẳng bằng cách thư giãn, tập thể dục, hoặc thiền.
  • Chế độ ăn uống cân bằng với nhiều vitamin, khoáng chất và chất béo lành mạnh.
  • Tránh tác động mạnh vào vùng da bị viêm (như gãi hoặc cọ xát mạnh).

 

 

“Đội ngũ ThaihaClinic tận tâm mang đến giải pháp da liễu và thẩm mỹ an toàn, hiệu quả, giúp bạn tự tin với làn da của mình.”

— Đội ngũ ThaihaClinic

Được đào tạo bài bản từ trong và ngoài nước, chúng tôi cam kết chăm sóc làn da của bạn với chuyên môn và sự tận tâm tại Hà Nội.

Đánh Giá Từ Khách Hàng

Khách hàng tại Hà Nội tin tưởng ThaihaClinic vì hiệu quả điều trị da liễu và dịch vụ tận tâm.