Mụn trứng cá là một tình trạng da liễu phổ biến, ảnh hưởng đến nhiều người ở các độ tuổi khác nhau. Việc điều trị mụn trứng cá chuẩn y khoa không chỉ giúp loại bỏ mụn hiệu quả mà còn ngăn ngừa tái phát và giảm nguy cơ để lại sẹo. Vậy bạn đã và đang thực hiện chuẩn y khoa hay chưa, nguyên tắc an toàn và gì? Cùng tìm hiểu ngay nhé.

Nguyên tắc điều trị mụn trứng cá chuẩn y khoa

Điều trị mụn trứng cá cần dựa trên mức độ nghiêm trọng và nguyên nhân gây mụn của từng cá nhân. Các nguyên tắc chính bao gồm:

  • Điều trị sớm mụn: Ngay khi mụn mới xuất hiện bạn cần thực hiện các biện pháp điều trị sớm để mụn không lan rộng và da không bị viêm.
  • Sử dụng liệu pháp phù hợp với từng loại mụn: Việc lựa chọn phương pháp điều trị phải dựa trên loại mụn (mụn đầu trắng, mụn đầu đen, mụn viêm, mụn nang) và mức độ nghiêm trọng của nó.
  • Kết hợp các phương pháp điều trị: Sự kết hợp giữa thuốc bôi ngoài da và thuốc uống có thể mang lại hiệu quả cao hơn so với việc sử dụng đơn lẻ.
  • Tuân thủ liệu trình điều trị: Việc điều trị mụn thường cần thời gian từ 4-8 tuần để thấy rõ hiệu quả, và có thể mất nhiều tháng hoặc nhiều năm để mụn biến mất hoàn toàn.
  • Kiên trì thực hiện: Các phương pháp điều trị mụn cần có thời gian để phát huy hiệu quả. Do đó, bạn cần kiên trì với các chỉ định điều trị của bác sĩ chuyên khoa. Tránh nóng vội dẫn đến thay đổi cách điều trị liên tục.
  • Chăm sóc da đúng cách: Làm sạch da nhẹ nhàng, sử dụng sản phẩm dưỡng ẩm không gây bít tắc lỗ chân lông và bảo vệ da khỏi tác hại của ánh nắng mặt trời.

Sự đồng hành của bác sĩ chuyên khoa sẽ giúp bạn có cái nhìn chân thật về mụn và thực hiện điều trị theo chuẩn y khoa. Do đó, nếu bạn đang bị mụn trứng cá thì hãy thăm khám trước khi quyết định điều trị tại nhà nhé.

Các phương pháp điều trị mụn trứng cá theo chuẩn y khoa

Dưới đây là một số phương pháp điều trị mụn trứng cá chuẩn y khoa:

Thuốc bôi ngoài da

Các loại thuốc bôi ngoài da là lựa chọn hàng đầu để điều trị mụn nhẹ đến trung bình. Những loại thuốc này có tác dụng kiểm soát bã nhờn, tiêu diệt vi khuẩn gây mụn và giảm viêm. Một số loại phổ biến gồm:

  • Retinoid và các thuốc tương tự retinoid: Bao gồm tretinoin, adapalene và tazarotene. Các thành phần này được sử dụng trong điều trị mụn nhờ khả năng ngăn ngừa tình trạng tắc nghẽn nang lông và kích thích tái tạo da. Tuy nhiên, retinoid có thể gây kích ứng da và làm tăng nhạy cảm với ánh nắng mặt trời. 
  • Benzoyl peroxide: Có tác dụng kháng khuẩn, giảm viêm và hạn chế tình trạng kháng thuốc kháng sinh. Thành phần điều trị mụn có mặt trong nhiều sản phẩm chăm sóc da mụn chuyên sâu.
  • Thuốc kháng sinh bôi ngoài da: Chẳng hạn như clindamycin và erythromycin, thường được kết hợp với benzoyl peroxide để giảm nguy cơ kháng kháng sinh.
  • Axit azelaic và axit salicylic: Axit azelaic có đặc tính kháng khuẩn và làm sáng da, trong khi axit salicylic giúp loại bỏ tế bào chết và làm sạch lỗ chân lông, kích thích quá trình tái tạo da tự nhiên nhất.
  • Dapsone (Aczone) gel 5%: Được khuyến nghị sử dụng cho mụn viêm, đặc biệt ở phụ nữ trưởng thành. Thuốc này có thể kết hợp với các điều trị khác để tối ưu hiệu quả.

Thuốc uống điều trị mụn trứng cá

Điều trị với thuốc uống được áp dụng với các đối với mụn trứng cá từ trung bình đến nặng và thường sẽ là thuốc kê đơn bởi bác sĩ da liễu có tay nghề. Các loại thuốc thường được sử dụng gồm:

Thuốc kháng sinh đường uống

Đối với tình trạng mụn trứng cá từ trung bình đến nặng, bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng sinh đường uống để giúp kiểm soát vi khuẩn. Nhóm thuốc thường được ưu tiên bao gồm tetracycline (như minocycline, doxycycline) và macrolide (như erythromycin, azithromycin). Trong trường hợp không thể sử dụng tetracycline – chẳng hạn như phụ nữ mang thai hoặc trẻ em dưới 8 tuổi - macrolide có thể là lựa chọn thay thế.

Việc sử dụng kháng sinh đường uống nên được giới hạn trong thời gian ngắn để tránh tình trạng kháng thuốc. Đồng thời, chúng thường được kết hợp với các phương pháp điều trị khác như benzoyl peroxide nhằm giảm nguy cơ kháng thuốc. Mặc dù tác dụng phụ nghiêm trọng hiếm khi xảy ra, thuốc kháng sinh có thể khiến da nhạy cảm hơn với ánh nắng mặt trời.

Thuốc tránh thai đường uống kết hợp

Một số loại thuốc tránh thai kết hợp giữa progestin và estrogen, sản phẩm nên được FDA phê duyệt để hỗ trợ điều trị mụn trứng cá ở phụ nữ có nhu cầu tránh thai. Tuy nhiên, phương pháp này có thể mất vài tháng để phát huy tác dụng, vì vậy có thể cần kết hợp với các loại thuốc trị mụn khác trong giai đoạn đầu điều trị.

Tác dụng phụ thường gặp của thuốc tránh thai bao gồm tăng cân, đau ngực và buồn nôn. Ngoài ra, việc sử dụng lâu dài có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, ung thư vú và ung thư cổ tử cung.

Thuốc kháng androgen

Spironolactone (Aldactone) là một lựa chọn dành cho phụ nữ và trẻ em gái vị thành niên khi kháng sinh đường uống không mang lại hiệu quả. Thuốc này hoạt động bằng cách ức chế tác động của hormone androgen lên tuyến bã nhờn, giúp kiểm soát dầu thừa. Một số tác dụng phụ có thể gặp phải bao gồm đau ngực và rối loạn chu kỳ kinh nguyệt.

Isotretinoin - thuốc điều trị mụn mạnh mẽ nhất

Dành cho các trường hợp mụn trứng cá trung bình đến nặng không đáp ứng với phương pháp điều trị khác, isotretinoin (Amnesteem, Claravis,…) là một dẫn xuất của vitamin A có tác dụng mạnh mẽ. 

Tuy nhiên, thuốc này có thể gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng như bệnh viêm ruột, trầm cảm và dị tật bẩm sinh nếu sử dụng trong thai kỳ. Vì vậy, tất cả bệnh nhân dùng isotretinoin phải tham gia chương trình kiểm soát rủi ro do FDA quản lý và cần theo dõi sức khỏe định kỳ trong suốt quá trình điều trị.

Các phương pháp hỗ trợ khác

Ngoài thuốc bôi và thuốc uống, một số phương pháp điều trị khác có thể giúp tăng hiệu quả điều trị mụn, bao gồm:

  • Liệu pháp ánh sáng: Sử dụng tia laser hoặc ánh sáng xanh để tiêu diệt vi khuẩn P.acnes gây mụn. Phương pháp này yêu cầu bạn phải đến phòng khám bác sĩ nhiều lần. Các phòng khám da liễu sẽ kiểm tra da của người bệnh để xác định phương pháp, nguồn sáng và liều lượng phù hợp.
  • Peel da hóa học: Dùng axit salicylic, glycolic hoặc retinoic để loại bỏ tế bào chết, giúp da sáng hơn và sạch mụn. Phương pháp điều trị này dành cho trường hợp mụn trứng cá nhẹ. Phương pháp peel da có thể cải thiện vẻ ngoài của da, hiệu quả không kéo dài và thường cần phải điều trị lặp lại.
  • Tiêm steroid: Áp dụng cho mụn nang lớn và viêm nặng nhằm giảm sưng viêm nhanh chóng. Tác dụng phụ của phương pháp này có thể khiến da mỏng đi và đổi màu ở vùng được điều trị.

Chăm sóc da trong quá trình điều trị

Chăm sóc da đúng cách là một phần quan trọng trong quá trình điều trị mụn. Dưới đây là một số hướng dẫn giúp bạn đạt hiệu quả tốt nhất:

  • Làm sạch da nhẹ nhàng: Sử dụng sữa rửa mặt dịu nhẹ, không chứa cồn hoặc xà phòng mạnh.
  • Dưỡng ẩm đúng cách: Chọn sản phẩm không chứa dầu (oil-free) và không gây bít tắc lỗ chân lông (non-comedogenic).
  • Chống nắng hàng ngày: Dùng kem chống nắng phổ rộng có chỉ số SPF từ 30 trở lên để bảo vệ da khỏi tác hại của tia UV.
  • Hạn chế nặn mụn: Tránh chạm tay lên mặt hoặc nặn mụn để giảm nguy cơ nhiễm trùng và hình thành sẹo.

Nếu bạn đã thử các phương pháp điều trị không kê đơn trong nhiều tuần mà không thấy hiệu quả, hoặc mụn có dấu hiệu nặng hơn (mụn viêm, mụn nang, để lại sẹo), hãy thăm khám bác sĩ da liễu để được tư vấn phác đồ điều trị phù hợp.

Quy trình điều trị mụn trứng cá chuẩn y khoa

Điều làm nên thành công của quy trình điều trị mụn chuẩn y khoa sẽ bao gồm nhiều yếu tố. Chẳng hạn như cơ sở y tế uy tín, bác sĩ giỏi, dược mỹ phẩm chính hãng, thiết bị y khoa hiện đại và sự kiên trì cố gắng từ phía người bệnh. Các bước điều trị mụn chuẩn y khoa gồm:

  • Bước 1: Thăm khám cùng bác sĩ chuyên khoa da liễu để có được kế hoạch điều trị mụn chuẩn y khoa.
  • Bước 2: Tiến hành làm sạch da bằng dược mỹ phẩm chuyên dụng và nặn mụn nếu cần thiết.
  • Bước 3: Tiến hành điều trị mụn với thuốc được bác sĩ kê đơn hay các giải pháp công nghệ cao gồm laser, meso, IPL và điện chuyển ion siêu dẫn thuốc.
  • Bước 4: Tư vấn chăm sóc da tại nhà để nâng cao hiệu quả điều trị mụn và giúp tăng cường khả năng tái tạo, phục hồi da.

Quy trình điều trị mụn chuẩn khoa sẽ kéo dài từ 1-2 tháng với các ca mụn nhẹ. Từ 2-3 tháng với các ca mụn trung bình và có thể lên đến 6 tháng với các ca mụn khó, điều trị muộn. Hiệu quả điều trị tùy thuộc vào phác đồ được lựa chọn và khả năng đáp ứng điều trị của mỗi bệnh nhân.

Một số việc cần tránh để điều trị mụn hiệu quả

Nếu bạn muốn có phác đồ điều trị mụn chuẩn khoa thì cần tránh gặp phải những sai lầm sau:

  • Trì hoãn việc thăm khám và điều trị mụn, không để cho mụn chuyển viêm mới tiến hành điều trị.
  • Không sử dụng các nguyên liệu tự nhiên để chữa mụn, nhất là khi da của bạn đang bị nhiễm trùng hoặc bội nhiễm do mụn.
  • Không lạm dụng việc nặn mụn bởi điều này chỉ khiến cho mụn nặng hơn, tổn thương da nghiêm trọng hơn.
  • Tuyệt đối không sử dụng các sản phẩm thuốc bôi điều trị mụn cấp tốc bởi hiệu quả của thuốc này chưa được kiểm chứng.
  • Không soi gương nhiều, không sờ nắn da, không cạy nặn mụn để tránh da bị tổn thương và nhiễm khuẩn.
  • Tránh lo lắng bất an khi bị mụn bởi điều này có thể khiến cho mụn bùng phát và khó kiểm soát hơn.
  • Tránh trang điểm khi da đang có mụn, cũng không sử dụng sản phẩm chăm sóc da không có nguồn gốc xuất sứ rõ ràng.
  • Kiên trì với các phương pháp điều trị được bác sĩ gợi ý trong ít nhất vài tuần để có thể nhận thấy hoặc đánh giá được hiệu quả bạn nhé…

Trị mụn trứng cá chuẩn y khoa giúp kiểm soát mụn hiệu quả và ngăn ngừa tổn thương da. Kết hợp điều trị đúng cách với chăm sóc da khoa học và lối sống lành mạnh sẽ giúp bạn sớm có làn da khỏe đẹp. Nếu mụn kéo dài hoặc trở nặng, hãy thăm khám và tham khảo ý kiến bác sĩ da liễu để có phương pháp điều trị phù hợp nhất.

Nguồn tham khảo:

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/acne/diagnosis-treatment/drc-20368048

https://www.aad.org/news/updated-guidelines-acne-management