
Tiêm meso có hại không? Tiêm như thế nào an toàn?

1. Tiêm meso và những ứng dụng nổi bật
Trước khi giải đáp thắc mắc tiêm meso có hại không, chúng tôi sẽ chia sẻ cùng bạn những ứng dụng nổi bật của meso. Từ đó bạn sẽ thấy được vì sao meso được ví như “chìa khóa” níu giữ thanh xuân và mang đến sự tự tin.
Theo đó, meso là phương pháp sử dụng kim tiêm để dẫn truyền các hoạt chất, dưỡng chất, dược chất vào sâu trong trung bì da. Nhờ đó, da sẽ được tiếp cận nhanh chóng với hoạt chất và ngay lập tức bắt đầu quá trình chỉnh sửa.
So với chăm da truyền thống, tiêm meso mang lại hiệu quả cao hơn do tác động đa tầng da. Còn so với phẫu thuật thẩm mỹ thì tiêm meso sẽ an toàn hơn do không dùng dao kéo.
Dưới đây là những ứng dụng nổi bật của tiêm meso mà bạn cần tham khảo:
- Tiêm meso căng bóng da, cấp ẩm cho da;
- Tiêm meso trị nám, làm trắng da tự nhiên;
- Tiêm meso trị mụn, kiểm soát dầu nhờn;
- Tiêm meso phục hồi da bị hư tổn;
- Tiêm meso giảm mỡ (nọng cằm, bắp tay chân);
- Tiêm meso trị sẹo rỗ, cải thiện bề mặt da;
- Tiêm meso kích thích mọc tóc, giảm rụng tóc…

2. Tiêm meso có hại không?
Theo Tiến sĩ, bác sĩ Vũ Thái Hà: Không có phương pháp thẩm mỹ nào là an toàn tuyệt đối, bao gồm cả tiêm meso. Tác dụng phụ thường gặp nhất khi tiêm meso chính là da bị sưng, phù nề, đau và có hiện tượng bầm tím. Các dấu hiệu này thường thoáng qua và không ảnh hưởng đến cuộc sống cũng như sức khoẻ của khách hàng.
Tuy nhiên, cũng có không ít trường hợp gặp tác dụng phụ kéo dài, biến chứng thẩm mỹ do tự tiêm meso tại nhà hoặc lạm dụng tiêm meso. Đa phần các trường hợp này đều không tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước khi tiêm meso. Và do đó họ không thể biết được tiêm meso có hại không, không biết cách xử lý trong trường hợp rủi ro…
Bác sĩ Vũ Thái Hà cũng chia sẻ một số các vấn đề có thể xảy ra khi tiêm meso. Bao gồm:
- Vùng tiêm meso có dấu hiệu sưng, mẩn đỏ và đau nhẹ sau khi thuốc tê hết tác dụng. Thường hết sau vài ngày mà không cần điều trị.
- Vùng tiêm meso bị bầm tím nhẹ. Có trường hợp bầm tím mở rộng diện tích, lâu lan được cảnh báo là nguy hiểm.
- Vết kim tiêm meso lâu lành, có dấu hiệu bị nhiễm trùng (vết thương bị ướt, tiết dịch, lâu khô và sưng đau).
- Một số sản phẩm meso được tiêm vào mạch máu sẽ gây chèn hoặc tắc mạch. Đây là biến chứng hiếm gặp nhưng cực nguy hiểm.
- Tiêm meso gây ra các dấu hiệu dị ứng, kích ứng da. Da bị nổi mẩn, nổi mụn, bị ngứa kéo dài gây cảm giác khó chịu…
- Sốc phản vệ sau khi tiêm meso là một biến chứng hiếm gặp những cực kỳ nguy hiểm. Nếu không được phát hiện sớm có thể gây ảnh hưởng đến tính mạng.
- Phản ứng u hạt xảy ra khiến da bị lồi lõm bất thường. Nếu không xử lý u hạt đúng cách sẽ làm cho vùng da này bị sẹo lõm vĩnh viễn gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ.
- Các dấu hiệu toàn thân khác có thể gặp phải gồm mệt mỏi, chóng mặt, buồn nôn và nôn… Một số người bị sốt cao cùng các tác dụng phụ mà meso gây ra…
3. Nguyên nhân tiêm meso gặp tác hại là gì?
Tiêm meso có hại không? Mặc dù đã được FDA chấp thuận và trở thành dịch vụ thẩm mỹ phổ biến toàn cầu nhưng tiêm meso vẫn có thể gặp tác dụng phụ và rủi ro. Nguyên nhân tiêm meso để lại tác hại thường rất đa dạng. Lỗi phần lớn thuộc về chính khách hàng khi không dành thời gian tìm hiểu về meso, tự biến mình thành nạn nhân của các dịch vụ tiêm meso kém chất lượng.

Những nguyên nhân khiến tiêm meso không hiệu quả và có thể xảy ra biến chứng gồm:
3.1 Không tìm hiểu về phương pháp trước khi tiêm
Có rất nhiều người tiêm meso theo giới thiệu của bạn bè hoặc tư vấn từ các Spa. Tuy nhiên họ không biết rằng không phải ai cũng có thể tiêm meso, thậm chí có những trường hợp bị chống chỉ định tiêm meso (phụ nữ có thai, người bị bệnh tiểu đường hoặc bị nhiễm trùng da)...
Chính điều này đã gây ra những tác hại của meso mà chúng ta không thể lường trước được. Ví dụ như người tiểu đường tiêm meso sẽ gặp các vấn đề như: vết thương chậm lành, tăng nguy cơ nhiễm trùng da và gây ảnh hưởng đến sức khoẻ.
3.2 Chọn cơ sở thẩm mỹ không uy tín
Bạn có thể tiêm meso ở bất kỳ đâu nhưng cần phải đảm bảo độ uy tín. Nếu tiêm ở nơi không được cấp phép, người tiêm không có chuyên môn tốt, dụng cụ tiêm không được vô trùng sách sẽ hoặc không đảm bảo quy trình tiêm an toàn… thì nguy cơ xảy ra biến chứng là rất cao.
Dấu hiệu nhận biết cơ sở tiêm meso thiếu uy tín gồm:
- Hoạt động chui lủi, không có giấy phép kinh doanh.
- Không có sự đầu tư về cơ sở vật chất, con người và sản phẩm.
- Không đảm bảo các điều kiện vô trùng và vô khuẩn.
- Thường kết hợp với các dịch vụ khác như Spa, tóc và móng...
3.3 Sử dụng sản phẩm không rõ nguồn gốc
Tiêm meos có hại không, có hiệu quả đến đâu sẽ tuỳ thuộc vào sản phẩm meso được sử dụng. Sẽ thật tai hại nếu như bạn sử dụng các loại meso trôi nổi, không kiểm định chất lượng. Hay tiêm các sản phẩm meso có dấu hiệu nhái giả thương hiệu hoặc pha trộn không đúng liều lượng được hướng dẫn.
Một số các dấu hiệu nhận biết sản phẩm meso kém chất lượng gồm:
- Sản phẩm được bán trôi nổi trên thị trường với mức giá rẻ bất ngờ.
- Sản phẩm meso không được cấp phép sử dụng theo đúng quy định.
- Hoạt chất meso không được bảo quản theo các điều kiện tiêu chuẩn.
- Sản phẩm không còn nguyên vẹn, không có dấu hiệu hỏng, biến dạng.
- Sản phẩm meso không có bảng thành phần rõ ràng, có thành phần cấm...
3.4 Tiêm meso sai kỹ thuật
Nếu meso được thực hiện không đúng kỹ thuật thì nó sẽ không phát huy hiệu quả. Thay vào đó bạn sẽ phải đối mặt với các tác dụng phụ và biến chứng thẩm mỹ. Và thường thì việc tự tiêm meso tại nhà sẽ không đảm bảo kỹ thuật, hãy người tiêm meso là bác sĩ “dởm”, không được cấp phép hành nghề theo đúng quy định.
Các lỗi kỹ thuật thường gặp nhất hiện nay gồm:
- Tiêm meso không đúng lớp da, quá nông hoặc quá sâu.
- Tiêm meso không đều tay, phân bổ dưỡng chất không đồng đều.
- Tiêm meso quá mạnh gây tổn thương da nhiều hơn.
- Tiêm meso không đúng vị trí gây tổn thương mạch máu và thần kinh…
3.5 Tình trạng da trước tiêm meso
Nếu da của bạn đang có vấn đề, hãy hỏi bác sĩ để biết tiêm meso có hại không, có nên tiêm không. Bởi nếu da đang bị mụn viêm, viêm da cơ địa, nhiễm trùng – khi tiêm meso có thể làm tình trạng nặng hơn.
Do đó, không nên tự ý quyết định tiêm meso nếu như chưa nắm chắc được tình trạng da của mình. Cũng không quá thần thánh phương pháp thẩm mỹ dẫn đến sự lạm dụng sẽ làm phản tác dụng khi tiêm meso.

3.6 Không chăm sóc da đúng cách sau tiêm
Tiêm meso xong chúng ta cần chăm sóc da một cách khoa học để tránh gặp tác hại. Một số các lỗi thường gặp chính là không tránh nắng, trang điểm hoặc dùng mỹ phẩm kích ứng ngay sau khi tiêm. Hay như việc tự ý bôi thuốc, sờ nắn vào vùng da vừa tiêm gây cũng có thể dẫn đến nhiễm trùng.
Các tác hại thường gặp:
- Sưng đau bầm tím kéo dài
- Nhiễm trùng, lở loét da gây sẹo
- Kích ứng và phản ứng u hạt trên da
- Tổn thương mạch máu hoặc thần kinh
Nói tóm lại, tiêm meso có hại không thì câu trả lời là KHÔNG nếu như meso được thực hiện theo chỉ định y khoa. Ngược lại, meso CÓ GÂY HẠI nếu như được thực hiện một cách bừa bãi, không đúng quy trình an toàn và không đảm bảo kỹ thuật. Do đó, yếu tố tiên quyết khi tiêm meso đó là phải lựa chọn được dịch vụ thẩm mỹ an toàn, tại cơ sở uy tín.
4. Khi nào cần thăm khám bác sĩ chuyên khoa
Việc thăm khám bác sĩ cần thực hiện trước khi chúng ta tiêm meso. Mục đích là để bác sĩ đánh giá tình trạng da, sức khoẻ và đưa ra tư vấn tiêm meso có hại không, có phù hợp với nhu cầu thực tế hay không. Hãy chỉ tiêm meso khi bạn đã có được sự đồng ý của bác sĩ.
Sau khi tiêm meso, chúng ta cần theo dõi tình trạng da trong khoảng 2-3 ngày. Nếu các tác dụng phụ diễn ra một cách nhẹ nhàng, không ảnh hưởng đến cuộc sống thì sẽ không cần thăm khám. Chỉ cần thực hiện tái khám theo lịch hẹn mà bác sĩ chuyên khoa thẩm mỹ đưa ra.
Tuy nhiên, nếu bạn nhận thấy các tác dụng phụ không thuyên giảm, có xu hướng trầm trọng hơn thì hãy nhanh chóng tới cơ sở y tế gần nhất để nhận được sự hỗ trợ. Thận trọng với các trường hợp sau:
- Vùng tiêm bị lở loét, tiết dịch vàng hoặc mủ, kèm theo sưng tấy, đau nhức kéo dài hoặc ngứa ngáy dữ dội.
- Da tại vị trí tiêm có hiện tượng lồi lõm không đều, đổi màu bất thường (xanh tím, sạm đen), có thể là dấu hiệu của hoại tử da hoặc hình thành mô xơ, u hạt.
- Cảm thấy sốt nhẹ, ớn lạnh, mệt mỏi kéo dài sau vài ngày tiêm – đây có thể là phản ứng viêm nhiễm toàn thân.
- Xuất hiện nốt sần, mụn nước hoặc mẩn đỏ lan rộng, có thể là phản ứng dị ứng với thành phần thuốc tiêm.
Không tự ý dùng thuốc bôi, uống điều trị tại nhà để tránh gặp biến chứng thẩm mỹ nặng hơn bạn nhé.

5. Nên tiêm meso như thế nào an toàn?
Để không phải bận tâm với câu hỏi tiêm meso có hại không, bạn hãy đến phòng khám da liễu thẩm mỹ Thái Hà để bác sĩ thăm khám và tư vấn liệu trình phù hợp với tình trạng da liễu.
Gợi ý tiêm meso an toàn như sau:
- Chỉ tiêm meso khi có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa có giấy phép hành nghề theo đúng quy định.
- Chỉ tiêm những sản phẩm meso đã được kiểm chứng về chất lượng, có nguồn gốc rõ ràng và được lưu hành công khai.
- Không lạm dụng tiêm meso trong mọi tình huống. Liều lượng hoạt chất vừa đủ và khoảng cách giữa các buổi tiêm hợp lý.
- Luôn kiểm tra sản phẩm meso trước khi tiêm để đảm bảo tính nguyên vẹn và hạn sử dụng của sản phẩm.
- Không sử dụng rượu bia, đồ uống kích thích hoặc thực phẩm dễ gây dị ứng, kích ứng da trong quá trình tiêm meso.
- Đảm bảo vùng tiêm meso cần được làm sạch và vô khuẩn để tránh bị nhiễm trùng vết thương sau tiêm.
- Tránh makeup, xông hơi, tập gym hoặc dùng mỹ phẩm hoạt tính mạnh trong 24–48h đầu. Không tự ý nặn, chạm tay lên vùng da vừa tiêm.
- Dừng thuốc chống đông máu (như aspirin, warfarin, clopidogrel...), vitamin E liều cao hay thuốc điều trị trứng cá iso trước tiêm meso ít nhất 3 ngày để hạn chế tác dụng phụ.
- Dưỡng ẩm và chống nắng kỹ càng theo hướng dẫn của bác sĩ để tối ưu hiệu quả tiêm meso…
Nếu bạn vẫn còn đang bận tâm tiêm meso có hại không, có nên tiêm không thì hãy chủ động liên hệ với phòng khám da liễu thẩm mỹ Thái Hà đề nhận tư vấn từ các bác sĩ chuyên khoa. Chúc bạn luôn tự tin và hạnh phúc với làn da trẻ khỏe bất chấp thời gian.
- Hydrafacial Skin Care - 2023 - Mesotherapy: What Is It - https://www.handeulusal.com/mesotherapy-what-is-it
- Kerasia-Maria Plachouri and Sophia Georgiou - Dec 2019 - Mesotherapy: Safety profile and management of complications - https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/31444843/
Bài viết tham khảo
-
Mụn trứng cá do nội tiết và phương pháp điều trị hiệu quả
-
Mụn trứng cá do căng thẳng và cách kiểm soát hiệu quả
-
Mụn trứng cá viêm và những điều bạn cần biết
-
Mụn trứng cá: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
-
Retinol trị mụn trứng cá: Công dụng, cách dùng và lưu ý quan trọng
-
Đi khám mụn trứng cá ở đâu tốt