1. Tại sao cần dùng kem tái tạo da sau khi bắn laser?

Sau khi bắn laser, làn da trải qua quá trình tổn thương tạm thời để loại bỏ tế bào hư tổn, thâm nám hoặc tái cấu trúc da từ bên trong. Trong thời gian này, da sẽ có dấu hiệu nhạy cảm và cần được chăm sóc tốt để có thể phục hồi nhanh chóng. Một số các triệu chứng bất thường có thể gặp phải sau laser gồm:

  • Da bị đỏ
  • Da bị rát
  • Da bị khô
  • Da bong tróc
  • Da nhạy cảm với ánh nắng
  • Tăng sắc tố sau laser
  • Da dễ bị kích ứng sau laser…

Trên thực tế, nếu không chăm sóc đúng cách hoặc bỏ qua bước phục hồi có thể ảnh hưởng đến kết quả laser. Không chỉ làm gia tăng tác dụng phụ mà còn có thể gây ra những rủi do trong thẩm mỹ. Chính vì thế, các sản phẩm kem tái tạo da được bác sĩ chuyên khoa kê đơn như một cách để giúp khách hàng chăm sóc và phục hồi da tốt hơn.

Sau liệu trình laser da thường có dấu hiệu kích ứng và trở nên nhạy cảm hơn
Sau liệu trình laser da thường có dấu hiệu kích ứng và trở nên nhạy cảm hơn

Dưới đây là những lý do chính khiến kem tái tạo da sau khi bắn laser trở thành sản phẩm bắt buộc trong các liệu trình thẩm mỹ hiện đại:

  • Hỗ trợ làm lành vết thương nhanh hơn bằng cách cung cấp dưỡng chất cần thiết như vitamin B5, peptide, collagen, hyaluronic acid.
  • Tăng tốc quá trình tái tạo tế bào da mới, giúp bề mặt da đều màu và mịn màng trở lại.
  • Làm dịu da, giảm tình trạng đỏ rát, sưng nhẹ sau điều trị.
  • Tạo một lớp màng bảo vệ giúp da chống lại vi khuẩn và tác nhân môi trường.
  • Giảm nguy cơ thâm, sạm và hình thành sẹo sau laser.

Việc sử dụng đúng kem tái tạo giúp rút ngắn đáng kể thời gian phục hồi da và mang lại kết quả điều trị như mong đợi.

2. Lựa chọn theo thành phần trong kem tái tạo da sau laser

  • Thành phần có lợi nên có

Dưới đây là những thành phần được khuyến nghị bởi các chuyên gia da liễu, có mặt trong các sản phẩm kem tái tạo da sau laser phổ biến trên thị trường:

  1. Panthenol (Vitamin B5): Thành phần nổi tiếng với khả năng làm dịu và cấp ẩm sâu cho da. Panthenol hỗ trợ quá trình tái tạo da, làm giảm cảm giác căng rát, ngứa ngáy sau laser.
  2. Centella Asiatica (Chiết xuất rau má): Giàu hợp chất asiaticoside, asiatic acid và madecassoside có khả năng chống viêm, kháng khuẩn và thúc đẩy tổng hợp collagen - rất cần thiết trong giai đoạn phục hồi da tổn thương do laser.
  3. Ceramide: Ceramide giúp phục hồi hàng rào bảo vệ tự nhiên của da, giảm tình trạng mất nước qua da, giữ cho da luôn mềm mịn và ít bị kích ứng sau điều trị laser.
  4. Hyaluronic Acid (HA): Đây là hoạt chất cấp nước hàng đầu giúp giữ ẩm, ngăn da bong tróc hoặc khô căng trong giai đoạn nhạy cảm. HA cũng giúp làm đầy các vùng da khô lõm, hỗ trợ quá trình tái tạo da.
  5. Allantoin: Có tác dụng làm dịu, hỗ trợ chữa lành tổn thương và giảm kích ứng. Allantoin rất thích hợp cho da vừa trải qua liệu trình laser.
  6. Peptide và collagen thủy phân: Các chuỗi peptide ngắn giúp kích thích sản sinh collagen và elastin, cải thiện độ đàn hồi và độ săn chắc của da. Đây là yếu tố hỗ trợ phục hồi cấu trúc da sau tổn thương do nhiệt laser.
  7. Niacinamide (Vitamin B3): Giúp làm sáng vùng da điều trị, chống viêm và hỗ trợ phục hồi da đều màu, giảm nguy cơ tăng sắc tố sau laser.
Sản phẩm kem tái tạo da giúp phục hồi hư tổn của da một cách nhanh chóng sau laser
Sản phẩm kem tái tạo da giúp phục hồi hư tổn của da một cách nhanh chóng sau laser
  • Thành phần gây hại cho da:

  • Cồn (alcohol denat.), hương liệu, paraben, acid mạnh (AHA/BHA/Retinol).
  • Các chất làm trắng mạnh, dễ gây kích ứng với da yếu sau laser.

3. Những lưu ý khi chọn kem tái tạo da sau khi bắn laser

Việc chọn đúng loại kem tái tạo không chỉ giúp phục hồi nhanh mà còn ngăn ngừa rủi ro tái thâm, kích ứng hoặc viêm nhiễm. Dưới đây là những lưu ý bạn nên cân nhắc khi chọn sản phẩm:

  • Chọn sản phẩm có thương hiệu uy tín và được kiểm định da liễu

Nên ưu tiên các sản phẩm đã được kiểm nghiệm lâm sàng hoặc được bác sĩ da liễu khuyên dùng, đặc biệt là những thương hiệu nổi tiếng trong ngành dược mỹ phẩm như La Roche-Posay, Bioderma, Avene, Cicaplast, Eucerin...

  • Tránh xa các thành phần dễ gây kích ứng

Những chất như hương liệu tổng hợp, cồn khô, paraben, dầu khoáng hay chất tạo màu cần tránh tuyệt đối trong giai đoạn da yếu. Nói không với các sản phẩm không rõ ràng về thành phần, có dấu hiệu cũ hỏng hoặc đã hết hạn sử dụng, bị biến đổi chất lượng.

  • Phù hợp với loại da và mức độ tổn thương

Nếu bạn có làn da dầu, hãy chọn loại kem tái tạo da có kết cấu gel cream nhẹ. Da khô cần ưu tiên dạng cream đậm đặc hơn. Nếu vùng điều trị laser rộng hoặc sâu, hãy chọn loại kem chuyên biệt dành cho phục hồi tổn thương nặng.

  • Tham khảo ý kiến bác sĩ da liễu

Trước khi sử dụng sản phẩm mới, bạn nên được thăm khám và tư vấn bởi bác sĩ da liễu, đặc biệt nếu bạn có tiền sử kích ứng mỹ phẩm hoặc đang điều trị song song các liệu trình khác.

4. Cách sử dụng kem tái tạo da sau khi bắn laser

Trước tiên, bạn cần biết rằng làn da sau khi laser rất nhạy cảm. Do đó, việc sử dụng kem tái tạo da sau khi bắn laser cũng cần tuân thủ đúng các lưu ý sau:

  • Làm sạch nhẹ nhàng
    Sau khi laser 6-12 giờ đầu, nên hạn chế tiếp xúc nước. Từ ngày thứ 2 trở đi, bạn có thể rửa mặt với nước muối sinh lý hoặc sữa rửa mặt dịu nhẹ, không chứa cồn, không tạo bọt mạnh.
  • Thoa kem tái tạo đúng lúc
    Thời điểm tốt nhất để thoa kem là sau khi làm sạch và lau khô da. Hãy dùng tay sạch hoặc tăm bông lấy một lượng vừa đủ, chấm đều lên các vùng da đang chịu tổn thương sau laser và massage một cách nhẹ nhàng. 
  • Tần suất sử dụng
    Tùy theo chỉ dẫn của bác sĩ hoặc nhà sản xuất, bạn có thể thoa từ 1-2 lần mỗi ngày. Một số dòng kem đặc trị có thể được dùng nhiều lần/ngày trong giai đoạn phục hồi mạnh nhất (3-7 ngày đầu). Thường thì sản phẩm kem tái tạo da sau laser sẽ được dùng thay thế luôn kem dưỡng ẩm để chăm sóc da một cách tiện lợi hơn.
  • Không thoa dày hoặc massage mạnh
    Việc bôi quá nhiều hoặc chà xát mạnh có thể khiến da tổn thương thêm. Thoa nhẹ theo chiều kim đồng hồ và lực tác động nhẹ nhàng là cách tốt nhất để sản phẩm thấm nhanh mà không gây kích ứng. Có thể sử dụng máy đẩy tinh chất để đẩy sâu hoạt chất chăm sóc vào bên trong da.
  • Kết hợp dưỡng ẩm và chống nắng
    Sau khi thoa kem tái tạo, bạn có thể bổ sung thêm kem dưỡng ẩm chuyên biệt nếu da quá khô. Từ ngày thứ 2 trở đi, cần dùng thêm kem chống nắng phổ rộng khi ra ngoài để bảo vệ vùng da laser khỏi tia UV. Nếu không thể chống nắng cho da, bác sĩ sẽ không khuyến khích bạn thực hiện laser bởi liệu trình này sẽ khiến da nhạy cảm hơn với ánh nắng bạn nhé.
  • Các bước chăm sóc da cơ bản sau laser:

  1. Tẩy trang sạch cho da
  2. Làm sạch da với sữa rửa mặt
  3. Thoa nước hoa hồng hoặc toner để cân bằng da
  4. Sử dụng các sản phẩm chăm sóc đặc biệt như serum
  5. Bôi kem tái tạo da hoặc kem dưỡng ẩm chuyên sâu
  6. Kem chống nắng được sử dụng vào ban ngày.
Kết hợp chống nắng tốt cho da để giúp da phục hồi hư tổn một cách nhanh chóng sau laser

5. Dùng kem tái tạo da sau laser bao lâu thì thấy hiệu quả?

Hiệu quả của kem tái tạo phụ thuộc vào nhiều yếu tố như loại laser, mức độ tổn thương, cơ địa da và loại kem sử dụng. Tuy nhiên, bạn có thể kỳ vọng kết quả phục hồi theo các mốc sau:

  • Từ 3-5 ngày đầu: Giảm tình trạng đỏ rát da, da được làm dịu tức thì..
  • Sau 1 tuần: Da mềm mịn hơn, da được cấp ẩm tốt nên phục hồi nhanh hơn.
  • Từ 2-4 tuần: Làn da dần đều màu, săn chắc và khỏe hơn.

Đối với các liệu trình laser xâm lấn như fractional CO2, thời gian phục hồi có thể kéo dài từ 4-6 tuần, đòi hỏi bạn duy trì đều đặn việc dùng kem tái tạo da sau khi bắn laser trong suốt giai đoạn này.

Kem tái tạo da sau khi bắn laser đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình phục hồi làn da. Việc lựa chọn đúng sản phẩm, sử dụng đúng cách và kết hợp chăm sóc toàn diện sẽ giúp bạn nhanh chóng lấy lại làn da mịn màng, đều màu, không để lại thâm hay sẹo. Và nếu như bạn muốn tìm cho mình dòng sản phẩm chăm sóc da chuyên sâu với hiệu quả cao và đảm bảo an toàn, hãy chủ động liên hệ với bác sĩ chuyên khoa da liễu của mình nhé!

Tài liệu tham khảo:

  1. https://www.pulselightclinic.co.uk/skin-treatments/skincare-after-laser-treatment
  2. https://www.healthline.com/health/beauty-skin-care/laser-skin-resurfacing
  3. https://my.clevelandclinic.org/health/treatments/10967-laser-skin-resurfacing
  4. https://www.webmd.com/beauty/laser-skin-resurfacing