1. Cơ chế hoạt động của phương pháp bắn laser trị thâm
Laser điều trị thâm da hoạt động bằng cách sử dụng tia sáng có bước sóng phù hợp để tác động vào các sắc tố melanin gây ra vết thâm. Năng lượng từ tia laser sẽ phá vỡ cấu trúc melanin thành các hạt nhỏ li ti, sau đó cơ thể sẽ tự đào thải thông qua hệ bạch huyết.
Phương pháp này không xâm lấn sâu như phẫu thuật nhưng vẫn đủ mạnh để kích thích tái tạo da, tăng sinh collagen và làm mờ các đốm nâu, thâm do mụn hay tác động môi trường. Và laser đang là phương pháp thẩm mỹ hiện đại, được mọi bác sĩ chuyên khoa khuyên dùng.
2. Sau khi bắn laser bao lâu thì hết thâm?
Trả lời cho câu hỏi sau khi bắn laser bao lâu thì hết thâm, bác sĩ Ngô Kim Hương cho biết: Thời gian vết thâm mờ đi phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm: loại laser, tình trạng da, cơ địa và chế độ chăm sóc sau điều trị. Không có mốc thời gian cố định nhưng thường thì sẽ phải thực hiện laser theo liệu trình để có được kết quả tốt nhất.

2.1. Quá trình hồi phục da theo thời gian
Sau khi bắn laser bao lâu thì hết thâm căn cứ vào thời gian:
- 24 - 72 giờ sau điều trị: Da có thể xuất hiện tình trạng ửng đỏ nhẹ, hơi nóng hoặc châm chích. Với một số loại laser như laser CO2 fractional, laser Erbium YAG, Q-switched Nd YAG 1064nm và laser Long Pulse 1064 Nd YAG, bạn sẽ thấy da có các chấm nhỏ màu nâu (vảy laser) hình thành. Đây là phản ứng bình thường khi da bắt đầu quá trình tái tạo.
- 3 - 7 ngày tiếp theo: Các vảy laser sẽ bắt đầu bong tróc tự nhiên. Vết thâm có thể trở nên sậm màu hơn tạm thời do melanin bị kích thích trong giai đoạn đầu.
- Tuần thứ 2 đến thứ 4: Vùng da điều trị bắt đầu sáng dần lên, vết thâm mờ đi rõ rệt, đặc biệt nếu kết hợp chế độ chăm sóc đúng cách. Đối với các đốm thâm mới hình thành, sự cải thiện có thể thấy rõ chỉ sau 1 liệu trình.
- Tuần thứ 5 đến thứ 8: Phần lớn các vết thâm sẽ gần như biến mất sau thời gian này. Tuy nhiên, nếu bạn có làn da dễ bị tăng sắc tố sau viêm hoặc thâm lâu năm, có thể mất nhiều buổi laser và thời gian phục hồi hơn.
Theo WebMD, thời gian hồi phục sau điều trị laser thường kéo dài từ 10 đến 21 ngày, tùy thuộc vào vấn đề được điều trị. Sau khi da hồi phục, bạn có thể sử dụng mỹ phẩm không chứa dầu để giảm thiểu tình trạng đỏ da, thường kéo dài trong khoảng hai đến ba tháng.
2.2. Thời gian phục hồi theo loại laser
Loại laser |
Tác động |
Thời gian hết thâm (ước lượng) |
Q-switched Nd:YAG |
Phá vỡ melanin mà không gây tổn thương bề mặt. |
3 - 6 tuần |
Fractional CO2 Laser |
Tác động sâu, tái tạo bề mặt da. |
4 - 8 tuần, da bong trong 5-7 ngày |
Laser Erbium YAG |
Tác động siêu ngắn, ít gây tổn thương. |
2 - 4 tuần (thường nhanh hơn) |
IPL (Intense Pulsed Light) |
Phù hợp vết thâm nhẹ, nhất là thâm mụn trứng cá. |
3 - 5 tuần |
Lưu ý, trong một số trường hợp da bị tăng sắc tố sau viêm xảy ra sau quá trình làm laser. Lúc này các vết thâm da có thể sẽ trở nên tồi tệ hơn. Trong trường hợp này chúng ta sẽ cần chờ thêm nhiều thời gian để da trở về trạng thái bình thường. Thực hiện tốt những yêu cầu chăm sóc và điều trị sau laser để cải thiện tình trạng rối loạn sắc tố bạn nhé.

3. Bí quyết nâng cao hiệu quả điều trị thâm bằng laser
Ngay cả khi công nghệ laser hiện đại có thể xử lý vết thâm hiệu quả, chế độ chăm sóc sau điều trị đóng vai trò then chốt trong việc quyết định sau khi bắn laser bao lâu thì hết thâm. Dưới đây là những điều bạn cần tuyệt đối tránh hoặc kiểm soát tốt để không làm kéo dài quá trình phục hồi:
3.1. Tránh nắng tuyệt đối
Tia cực tím là “kẻ thù số một” của làn da sau laser. Da lúc này đang mỏng, nhạy cảm và dễ tăng sắc tố hơn bình thường. Do đó, bác sĩ thường đưa ra yêu cầu chống nắng khi làm laser, nếu không thể chống nắng tốt cho da thì sẽ dừng liệu trình laser điều trị thâm hoặc trẻ hóa da.
- Luôn dùng kem chống nắng phổ rộng (SPF 30 trở lên), thoa lại sau mỗi 2 - 3 tiếng nếu hoạt động ngoài trời.
- Thoa kem chống nắng ngay cả khi bạn ở trong nhà hoàn toàn. Đặc biệt cần thoa bổ sung kem chống nắng ngay khi có tiếp xúc với nước.
- Che chắn bằng nón, kính râm, khẩu trang khi ra ngoài, đặc biệt trong 2 tuần đầu sau điều trị.
Các chuyên gia khuyến cáo rằng điều trị laser có thể giúp giảm tình trạng tăng sắc tố da. Tuy nhiên, không có đề cập cụ thể đến việc phơi nắng sau điều trị laser là nguyên nhân hàng đầu gây tái thâm và tăng sắc tố sau laser.
Để đảm bảo an toàn và hiệu quả sau điều trị laser, việc tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời và sử dụng kem chống nắng là rất quan trọng. Điều này giúp ngăn ngừa tình trạng tăng sắc tố da và bảo vệ làn da đang trong quá trình hồi phục.
3.2. Không dùng mỹ phẩm hoạt tính mạnh
Một số hoạt chất có thể gây kích ứng da sau khi điều trị laser:
- Không dùng: Retinol, AHA/BHA, vitamin C nồng độ cao, tẩy da chết vật lý trong quá trình làm laser điều trị thâm. Bởi những hoạt chất này có thể làm tăng sự nhạy cảm của da, giảm hiệu quả laser và tăng tác dụng phụ…
- Nên dùng: Sản phẩm dưỡng ẩm phục hồi như panthenol, ceramide, hyaluronic acid giúp làm dịu và cấp ẩm cho da để tăng hiệu quả tái tạo và phục hồi.
3.3. Không tự ý cạy vảy hoặc gãi vùng da laser
Các vảy laser là dấu hiệu phục hồi, nếu bạn cạy vảy hoặc gãi, nguy cơ sẹo hoặc thâm trở lại sẽ tăng cao. Hãy để vảy bong tự nhiên, thường trong khoảng 5 - 7 ngày.
Sau khi bắn laser, da có thể bị khô và bong tróc. Bạn nên tăng cường uống nước để cấp ẩm từ sâu bên trong cho da. Ngoài ra, cần sử dụng sản phẩm chăm sóc da có khả năng cấp ẩm tốt, kem tái tạo da để cải thiện các tác dụng phụ sau laser.
3.4. Hạn chế rượu bia, thức khuya và stress
Các yếu tố này làm gián đoạn quá trình tái tạo tế bào da, khiến thời gian mờ thâm kéo dài hơn. Do đó, trong liệu trình laser bạn cần có chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học để không cần bận tâm sau khi bắn laser bao lâu thì hết thâm.

4. Các phương pháp hỗ trợ làm mờ thâm nhanh hơn
Ngoài việc tuân thủ hướng dẫn chăm sóc da sau laser, bạn có thể tham khảo thêm các biện pháp hỗ trợ dưới đây để đẩy nhanh quá trình làm sáng da:
- Dưỡng ẩm sâu bằng kem phục hồi da: Sử dụng các sản phẩm chứa ceramide, panthenol hoặc hyaluronic acid giúp da khỏe mạnh và phục hồi tốt hơn.
- Bổ sung vitamin C và E: Giúp chống oxy hóa, thúc đẩy quá trình làm sáng da từ bên trong.
- Đắp mặt nạ phục hồi: Mặt nạ y tế hoặc mask chứa tinh chất làm dịu da sẽ giúp giảm kích ứng, hỗ trợ da nhanh đều màu hơn.
Sau khi bắn laser bao lâu thì hết thâm phụ thuộc vào nhiều yếu tố như cơ địa, công nghệ sử dụng và quá trình chăm sóc hậu điều trị. Trung bình, bạn sẽ thấy cải thiện rõ rệt trong 2-6 tuần.
Và laser cũng không phải là lựa chọn duy nhất để giúp loại bỏ các vết thâm trên da. Bên cạnh laser bạn có thể lựa chọn điều trị thâm với các sản phẩm bôi thoa được bác sĩ kê đơn hay các công nghệ trẻ hóa da hiện đại như peel da, tiêm meso, lăn kim hoặc IPL… Đây đều là những phương pháp thẩm mỹ đã được chứng nhận về hiệu quả và độ an toàn.
Sau khi bắn laser bao lâu thì hết thâm? Điều quan trọng là cần tuân thủ chăm sóc đúng cách và lựa chọn cơ sở uy tín để điều trị nhằm tránh rủi ro không mong muốn. Hãy luôn chủ động liên hệ với bác sĩ để có được kế hoạch điều trị laser an toàn và hiệu quả nhất bạn nhé!
Tài liệu tham khảo:
- https://www.webmd.com/beauty/laser-skin-resurfacing
- https://www.healthline.com/health/beauty-skin-care/hyperpigmentation-treatment