Laser xóa nám hiện đang được quảng cáo một cách rầm rộ bởi các Spa. Điều này lập tức thu hút được sự chú ý của chị em phụ nữ, những người muốn điều trị nám hiệu quả để tìm lại sự tự tin. Tuy nhiên, xoay quanh câu chuyện về laser xóa nám còn có rất nhiều vấn đề đặt ra. Trong đó chúng ta không thể lường trước được tác hại của việc trị nám bằng laser một cách lạm dụng và bừa bãi. Ngay bây giờ, hãy cùng nhau đi tìm hiểu nhé!
1. Cơ chế điều trị nám bằng laser
Trước khi chia sẻ về tác hại của điều trị nám bằng laser thì chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu về cơ chế xóa nám. Phương pháp xóa nám da bằng laser đã không còn xa lạ với chúng ta. Dựa theo nguyên lý “quang nhiệt chọn lọc” để điều trị nám một cách an toàn và hiệu quả.
Cơ chế điều trị nám da bằng laser là sử dụng năng lượng laser với bước sóng chọn lọc tác động trực tiếp đến vùng da bị nám. Trong tích tắc, năng lượng laser sẽ mang đến những kết quả sau:
- Laser sẽ nhắm đến sắc tố melanin đang tích tụ ở lớp thượng bì hoặc trung bì da. Sau khi nhận diện được nám năng lượng laser sẽ phá vỡ melanin thành hàng vạn các mảnh vụn và làm bốc hơi nám không dấu vết.
- Song song với đó, cơ thể cũng sẽ tự đào thải melanin qua hệ bạch huyết sau mỗi liệu trình laser xóa nám. Đồng thời năng lượng laser còn sẽ giúp kích thích sản sinh collagen, elastin, từ đó làm sáng da, se khít lỗ chân lông, tăng độ đàn hồi. Nhờ đó mà làn da của chúng ta sẽ trẻ hơn, khỏe hơn sau khi bắn nắm.
Với cơ chế hoạt động như này nên phương pháp laser xóa nám được đánh giá cao về độ an toàn. Có thể kết hợp với các điều trị chuyên sâu khác để gia tăng hiệu quả mờ nám và kiểm soát sự phát triển của nám da.
Hiện nay, trên thị trường có một số các công nghệ laser đã được kiểm chứng về hiệu quả xóa nám. Đáng chú ý gồm: laser Q-switched Nd:YAG, laser Laser Pico (PicoSure, PicoWay), laser Fractional Laser CO2 và IPL (Intense Pulsed Light)...

2. Tác hại của việc trị nám bằng laser?
Chữa nám bằng laser là phương pháp đã được kiểm chứng về hiệu quả và độ an toàn. Tuy nhiên, nếu như chúng ta áp dụng laser một cách bừa bãi thì vẫn có thể gặp rủi ro. Và những tác hại của việc trị nám bằng laser thường xảy ra khi chúng ta chưa tìm hiểu về phương pháp, lựa chọn dịch vụ kém chất lượng và có sự lạm dụng laser trong điều trị nám da.
Một số những tác dụng phụ, tác hại của việc điều trị nám bằng laser mà bạn có thể bắt gặp gồm:
-
Đỏ da dai dẳng
Năng lượng laser sẽ tác động nhiệt lên trên bề mặt da. Do đó, trong quá trình điều trị nám bằng laser khách hàng có thể sẽ gặp tình trạng châm chích, nóng rát. Sau khi hoàn thành laser da có thể bị kích ứng, phù nề và bị đỏ.
Tình trạng này sẽ nghiêm trọng hơn nếu như laser được thực hiện trên nền da nhạy cảm. Các dấu hiệu bất thường có thể kéo dài vài giờ nhưng đôi khi cũng có thể kéo dài vài ngày và hàng tuần. Nếu bạn bị đỏ da dai dẳng sau laser xóa nám thì hãy gặp bác sĩ để có hướng chăm sóc phù hợp nhất.
-
Tăng sắc tố sau laser
Vấn đề này có thể xảy ra ở những khách hàng sở hữu da tối màu. Thay vì làm nám mờ đi thì laser lại làm cho da bị tăng sắc tố nhiều hơn, nám da đậm hơn và lan rộng ra các vùng xung quanh. Tăng sắc tố sau viêm là tác hại của việc điều trị nám bằng laser không có sự giúp sức của bác sĩ chuyên khoa da liễu. Và tình trạng này thường rất khó xử lý, mất nhiều thời gian để da phục hồi.

-
Mất sắc tố da sau điều trị laser
Tác hại của việc trị nám bằng laser khác chính là khiến cho da bị mất sắc tố. Cụ thể là năng lượng laser không được chọn lọc sẽ phá hủy melanin một cách không kiểm soát. Kết quả là vùng da bị nám sáng màu hơn bình thường, ảnh hưởng đến vẻ đẹp tự nhiên. Và điều trị mất sắc tố do laser rất khó bạn nhé.
-
Laser gây bỏng da
Việc bắn nám với mức năng lượng quá cao, trong thời gian dài sẽ có nguy cơ gây bỏng da cao. Bỏng laser là tổn thương da trên toàn bộ diện tích chịu ảnh hưởng bởi laser. Ban đầu da sẽ bị đỏ rát, sau đó sẽ phồng rộp và gây ra cảm giác đau đớn khó chịu.
Tác hại của việc trị nám bằng laser gây bỏng da sẽ gây ra các vết thương hở và làm tăng nguy cơ nhiễm trùng. Lúc này, bạn có thể sẽ phải gánh chịu những vết sẹo lớn, các vết thâm khó phục hồi. Đây chính là rào cản tâm lý lớn, khó có thể xóa bỏ.
3. Mất bao lâu để phục hồi sau khi điều trị nám da bằng laser
Thông thường thì sau khi thực hiện xóa nám da bằng laser khách hàng sẽ chỉ cảm thấy châm chích đôi chút, da đỏ. Điều này không gây ảnh hưởng quá nhiều nên mọi người có thể sinh hoạt và làm việc như bình thường.
- Laser CO2 phân đoạn cần thời gian phục hồi khoảng 2 tuần.
- Laser phân đoạn Erbium có thời gian phục hồi từ 7-10 ngày.
- Laser phân đoạn không xâm lấn thời gian phục hồi ngắn, từ 1-3 ngày…

Một số các trường hợp gặp tác dụng phụ kéo dài hơn thì sẽ mất vài ngày để da phục hồi. Tuy nhiên, nếu trong trường hợp da chịu tác hại của việc trị nám bằng laser như bỏng, nhiễm trùng thì sẽ mất nhiều thời gian để phục hồi hơn. Nếu không chăm sóc và điều trị đúng cách thì có thể sẽ không thể phục hồi hoàn toàn.
Để da phục hồi tốt sau laser và phòng tránh tác hại của việc trị nám bằng laser bạn có thể tham khảo những gợi ý sau:
- Trong quá trình thực hiện laser nên kết hợp với xịt lạnh và điều chỉnh bước sóng laser phù hợp. Mỗi liệu trình tiến hành không quá 30 phút và không lặp lại.
- Sau khi làm laser nên thực hiện ngay các bước làm dịu da như điện di tinh chất hoặc đắp mặt nạ.
- Chườm lạnh tại nhà cũng là giải pháp chăm sóc da đơn giản nhưng mang lại hiệu quả cao trong việc hạn chế tác hại của laser.
- Tích cực sử dụng các sản phẩm dưỡng ẩm hoặc tái tạo da sau laser được bác sĩ chuyên khoa kê đơn.
- Chú ý đến việc vệ sinh da sạch sẽ, tránh bụi bẩn, tránh trang điểm và tránh tác động nhiệt lên trên bề mặt da.
- Chống nắng cho da sau khi thực hiện laser bởi lúc này da đang nhạy cảm với ánh nắng mặt trời bạn nhé.
4. Có nên trị nám bằng laser hay không?
Tác hại của việc trị nám bằng laser đã có trên thực tế. Vậy thì chúng ta có nên trị nám bằng laser không? Liệu có giải pháp nào tốt hơn là sử dụng laser để xóa nám không?
Theo Bác sĩ Ngô Kim Hương cho biết: Laser không phải là lựa chọn đầu tiên trong điều trị nám da và cũng không phải là lựa chọn duy nhất. Thường thì laser sẽ được bác sĩ chỉ định khi mà các phương pháp khác không mang lại hiệu quả (thuốc bôi, lột da hóa chất).
Ngoài ra, laser điều trị nám da cũng không được thực hiện với làn da có tính nhạy cảm cao, da đang bị yếu. Những đối tượng đang mang thai cũng không phù hợp với phương pháp điều trị này.
Bên cạnh đó, laser cũng chỉ giúp làm mờ nám da mà không thể tác động đến cơ chế sản sinh nám. Do đó, nám vẫn có thể xuất hiện trở lại, thậm chí là đậm hơn và lan rộng hơn nếu như không sử dụng laser đúng cách. Và dù cho đã bắn laser xóa nám thì vẫn cần áp dụng thêm các giải pháp điều trị khác để gia tăng hiệu quả.
5. Các phương pháp điều trị nám da dành cho bạn
Nếu bạn bận tâm về tác hại của việc xóa nám bằng laser thì có thể tham khảo thêm một số các phương pháp điều trị khác. Bao gồm:
- Thuốc bôi tại chỗ: Thuốc bôi trị nám da thường có chứa các thành phần như hydroquinone , tretinoin, corticosteroid và axit azelaic. Chúng sẽ giúp làm trắng da, ức chế sản sinh nám một cách tự nhiên. Tuy nhiên thời gian sử dụng sẽ khá lâu để thấy hiệu quả.
- Lột da hóa chất: Sử dụng dung dịch acid để đẩy nhanh quá trình thay da. Lớp da già cỗi sẽ được làm bong tróc và mang theo nám. Sau 3-4 tuần lột da bạn sẽ thấy nám được cải thiện, da trở nên sáng bóng, đều màu hơn.
- Lăm kim: Phương pháp sẽ tạo ra những vi tổn thương ở vùng da bị nám. Sau đó sẽ kích thích quá trình tái tạo da một cách tự nhiên. Song song với đó cũng sẽ giúp da hấp thụ tốt hơn các hoạt chất, dược chất điều trị nám da đang được sử dụng.
- Tiêm meso: Tiêm meso được đánh giá là phương pháp điều trị nám da an toàn, hiệu quả. Quá trình tiêm meso sẽ đưa các hoạt chất giúp ức chế sản sinh melanin vào tận trung bì da. Nhờ đó nám sẽ được kiểm soát không đậm hơn, không lan rộng và sẽ mờ dần theo thời gian…
Hiện nay, tiêm meso nám da và laser nám da đang được ví như bộ đôi điều trị nám an toàn và hiệu quả. Hai phương pháp này sẽ hỗ trợ điều trị nám một cách tối ưu hơn, giúp giảm thời gian và nâng cao hiệu quả. Ngoài ra, chúng ta vẫn có thể sử dụng thêm cả thuốc uống, thuốc bôi trị nám theo gợi ý của bác sĩ chuyên khoa nhé.
Điều trị nám thành công là khi bạn phải bảo vệ được da tránh khỏi tác động của ánh nắng mặt trời. Bởi tia UV chính là nguyên nhân gây ra nám da. Do đó, dù cho bạn điều trị nám bằng cách nào thì cũng hãy duy trì thói quen chống nắng cho da một cách khoa học. Đây cũng là cách giúp chúng ta tránh được tác hại của việc trị nám bằng laser.
Luôn nhớ rằng nám da cần nhiều thời gian để xử lý. Dù cho bạn lựa chọn laser hay bất kỳ phương pháp điều trị nào khác thì cũng đừng nên nóng vội và không nên lạm dụng. Tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để có được phác đồ điều trị nám chuẩn y khoa với hiệu quả cao và an toàn tuyệt đối nhé.
Nguồn tham khảo: https://www.verywellhealth.com/melasma-laser-treatment-5496391