Viêm da nhiễm trùng là gì? Toàn bộ 14 dạng bệnh thường gặp, cách xử lý
Kiến thức da đẹp

Viêm da nhiễm trùng là gì? Toàn bộ 14 dạng bệnh thường gặp, cách xử lý

Viêm da nhiễm trùng là một vấn đề da liễu phổ biến, có thể gây ngứa ngáy, đau rát và ảnh hưởng nghiêm trọng đến thẩm mỹ cũng như sức khỏe nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Cùng tìm hiểu đầy đủ 14 dạng bệnh và cách xử lý khoa học để không dẫn đến hậu quả đáng tiếc

1. Viêm da nhiễm trùng là gì?

Viêm da nhiễm trùng là thuật ngữ dùng để chỉ tình trạng da bị viêm (sưng, nóng, đỏ, đau) kèm theo nhiễm trùng bởi các tác nhân vi sinh vật. Khi lớp hàng rào bảo vệ tự nhiên của da bị suy yếu hoặc tổn thương, các tác nhân dễ dàng xâm nhập và gây ra phản ứng viêm nhiễm.

Các tác nhân nhân gây bệnh gồm: vi khuẩn, virus, nấm và ký sinh trùng. Trong đó, vi khuẩn chiếm tỷ lệ cao nhất. Các vi khuẩn phổ biến là: Tụ cầu khuẩn vàng (Staphylococcus aureus) và Liên cầu khuẩn nhóm A (Streptococcus pyogenes). Vi khuẩn này có thể sống ở các vùng niêm mạc ẩm như mũi, miệng và có khả năng gia tăng số lượng một cách nhanh chóng.

Viêm da nhiễm trùng là gì? Các dạng bệnh thường gặp
Viêm da nhiễm trùng xảy ra nếu như vết thường không được chăm sóc và bảo vệ tốt (Ảnh: Lifebuoy)

2. Các dạng bệnh viêm da nhiễm trùng

Mỗi tác nhân sẽ gây ra những dạng bệnh viêm da nhiễm trùng khác nhau:

2.1 Viêm da nhiễm trùng do vi khuẩn

2.1.1 Bệnh chốc lở

Chốc lở là nhiễm trùng da thường gặp do virus gây ra. Bệnh xảy ra phổ biến ở trẻ nhỏ, nhưng người lớn cũng có thể bị chốc lở làm ảnh hưởng.

Theo thống kê từ Khoa Khám Da liễu – Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên, mỗi tuần trung bình có khoảng 40–50 trẻ em đến khám với các biểu hiện nghi ngờ bệnh chốc, như mụn nước hoặc bóng nước trên da. Trong đó có 90% trường hợp là trẻ trong độ tuổi nhà trẻ và mẫu giáo từ 2-5 tuổi.

Chốc lở có liên quan đến hai loại vi khuẩn là Tụ cầu khuẩn vàng (Staphylococcus aureus) và Liên cầu khuẩn nhóm A (Streptococcus pyogenes). Tác nhân gây bệnh này sẽ xâm nhập vào da thông qua các tổn thương hở. Chúng cũng có khả năng lây từ người sang người khi dùng chung đồ dùng cá nhân.

Có hai dạng chốc lở thường gặp gồm: 

  • Chốc lở dạng bọng nước: Tổn thương da có dạng bọng nước dễ vỡ và khiến da bị loét, tiết dịch gây sưng đau. Khi vỡ sẽ đóng vảy dày giống như vảy ốc.
  • Chốc dạng không bọng nước: Tổn thương không chứa dịch với kích thước nhỏ. Khi vỡ sẽ nhanh chóng đóng vảy với màu vàng mật ong.

2.1.2 Mụn nhọt

Nhọt là tình trạng viêm da nhiễm trùng xảy ra tại các nang lông. Bệnh thường liên quan đến hoạt động của vi khuẩn Tụ cầu khuẩn vàng (Staphylococcus aureus). Nhọt có thể phát triển đơn lẻ nhưng đôi khi cũng sẽ mọc theo cụm với số lượng lớn.

Mụn nhọt thường khiến cho da bị sưng, đau nhức khó chịu. Bên trong tổn thương nhọt thường có chứa dịch mủ và nếu như xử lý không đúng cách sẽ khiến cho nhiễm trùng da ăn sâu và lan rộng hơn.

Mụn nhọt thường gặp ở các vùng: mặt, gáy, nách, mông, đùi. Bởi đây là những nơi da hay tiết mồ hôi hoặc bị ma sát… Ngoài ra, mụn người bị nổi nhọt cũng có thể bị sốt cao và nổi hạch nếu như nhiễm trùng nặng.

Theo phân tích tổng hợp toàn cầu, tỉ lệ mắc HS – một dạng mụn nhọt lâu khỏi, thường ở nách, háng – khoảng 0,5% dân số chung, với khoảng 1,7% ở các ca khám lâm sàng.

Viêm da nhiễm trùng là gì? Các dạng bệnh thường gặp
Da bị viêm và nhiễm trùng nặng do điều trị mụn trứng cá (Ảnh: Thanh niên)

2.1.3 Viêm nang lông

Viêm nang lông hay còn gọi là viêm lỗ chân lông. Xảy ra khi tác nhân gây bệnh tấn công vào các lỗ chân lông và gây ra các dấu hiệu phát ban, nổi mẩn, nổi mụn và nhiễm trùng da. Kèm theo đó là cảm giác ngứa ngáy, khó chịu làm ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt ngày ngày.

Hiện nay vẫn chưa thể xác định được nguyên nhân chính xác gây ra tình trạng viêm nang lông. Các yếu tố nguy cơ gồm: đổ mồ hôi nhiều, tế bào chết, bụi bẩn, mỹ phẩm gây tắc nghẽn lỗ chân lông… 

Nếu không được điều trị sớm thì tình trạng viêm nang lông sẽ phát triển gây ra mủ và làm cho bệnh nhân bị đau nhức. Viêm nang lông có thể xuất hiện ở các vùng cơ thể khác nhau như vùng kín, bắp chân, bắp tay, lưng, ngực, mặt, má…

2.1.4 Viêm mô tế bào

Viêm mô tế bào là bệnh nhiễm trùng da nguy hiểm do vi khuẩn gây ra. Khoảng 54–55 triệu ca mắc cellulitis mỗi năm vào năm 2019. Năm 2015, ước tính 21,2 triệu người mắc cellulitis, với 16.900 ca tử vong trên toàn cầu...

Tình trạng viêm da cấp tính với các dấu hiệu đặc trưng là da sưng, đỏ, nóng rát và xuất hiện mụn hay bọng nước. Bệnh có thể lan rất nhanh nếu như không được phát hiện và điều trị kịp thời.

Viêm mô tế bào thường xuất hiện ở các vùng như cẳng chân, quanh mắt, bàn tay và bàn chân… Khi tình trạng viêm nặng có thể xâm nhập và máu. Và khi nhiễm trùng huyết xảy ra thì rất khó có thể kiểm soát, biến chứng là rất cao…

2.1.5 Bệnh viêm cân hoại tử 

Đây là một dạng viêm da nhiễm trùng nguy hiểm do vi khuẩn ăn thịt gây ra. Vi khuẩn này sẽ nhanh chóng phá huỷ các mô tại vùng bị nó tấn công. Bao gồm mô cơ, mô mỡ và các mô liên kết nối cơ với xương. Từ đó, sẽ gây ra tình trạng nhiễm trùng nặng và làm hoại tử da nhanh chóng.

Trong trường hợp bị viêm cân hoại tử thì bắt buộc sẽ phải điều trị kháng sinh tĩnh mạch và phải phẫu thuật để loại bỏ các mô bị vi khuẩn ăn thịt tấn công.

2.2 Viêm da nhiễm trùng do virus

2.2.1 Bệnh thủy đậu

Thủy đậu là bệnh truyền nhiễm do virus Varicella-zoster gây ra. Bệnh thường gặp ở trẻ em nhưng cũng có thể xảy ra ở người lớn nếu chưa từng mắc bệnh hoặc chưa tiêm vắc-xin phòng ngừa thuỷ đậu trước đó.

Thuỷ đậu thường xuất hiện sau khi tiếp xúc với nguồn lây khoảng 1-2 tuần tuỳ thể trạng. Nguồn lây bệnh có thể là tiếp xúc với đồ vật có chứa virus hoặc hít phải dịch tiết từ người bệnh (ho, hắt hơi)...

Bệnh khởi phát với các dấu hiệu như đau mỏi cơ và sốt không rõ nguyên nhân. Sau 1-2 ngày thì mụn nước bắt đầu xuất hiện và nhanh chóng gia tăng về số lượng. Sau khoảng vài ngày, mụn nước sẽ vỡ và đóng vảy. Nếu không điều trị phục hồi tốt thì tại nơi tổn thương mụn sẽ có sẹo lõm sâu vào da gây mất thẩm mỹ.

2.2.2 Zona thần kinh 

Zona thần kinh là bệnh viêm da nhiễm trùng dễ gặp. Đây là bệnh có quan hệ mật thiết với bệnh zona thuỷ đậu. Người đã từng mắc bệnh thuỷ đậu sẽ bị nhiễm virus Varicella-zoster. Varicella-zoster sẽ trú ngụ trong hệ thần kinh và đợi cơ hội để tái hoạt.

Khi Varicella-zoster tái hoạt sẽ gây ra bệnh viêm da nhiễm trùng là zona thần kinh với các tổn thương mụn nước theo cụm, cảm giác đau nhức và ngứa râm ran rất khó chịu. Bệnh thường ảnh hưởng đến các vùng như mặt, cổ, lưng, bụng… nhưng thường sẽ chỉ xuất hiện ở một bên cơ thể, không có tính đối xứng.

Người già và người bị suy giảm miễn dịch tự nhiên dễ bị viêm da nhiễm trùng dạng zona thần kinh nhất. Theo một nghiên cứu tại Trung Quốc: 6.28 ca / 1.000 người mỗi năm ở nhóm ≥50 tuổi. Ngay cả khi zona đã được kiểm soát và điều trị thì bệnh nhân vẫn sẽ phải chịu những cơn đau, nhức thần kinh làm ảnh hưởng đến cuộc sống

Viêm da nhiễm trùng là gì? Các dạng bệnh thường gặp
Viêm và nhiễm trùng da do bệnh thuỷ đậu gây tổn thương mụn nước toàn bộ vùng cổ (Ảnh: Tâm Anh)

2.2.3 Bệnh tay chân miệng…

Tay chân miệng là dạng viêm da nhiễm trùng thường gặp ở trẻ nhỏ. Biểu hiện lâm sàng phổ biến ở trẻ <5 tuổi, đặc biệt 1–3 tuổi (chiếm >70%). Nam giới mắc nhiều hơn nữ (tỉ lệ ~1.4–1.6:1).

Bệnh có khả năng lây từ người sang người và phát triển thành dịch bệnh ở các trường mầm non hoặc trường tiểu học. Con đường lây nhiễm bệnh thường do có tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết từ mũi, họng, nước bọt, phân hoặc mụn nước của người bệnh. 

Tác nhân gây bệnh tay chân miệng được xác định là virus Enterovirus 71 (EV71) hoặc Coxsackievirus A16. Đây là virus đường ruột phổ biến. Chúng gây ra các tổn thương mụn nước ở khu vực lòng bàn tay, bàn chân, bên trong và bên ngoài miệng.

Ngoài ra, người bệnh còn có dấu hiệu sốt nhẹ, đau họng, ăn không ngon miệng. Trẻ nhỏ bị tay chân miệng có thể quấy khóc nhiều hơn, bỏ ăn do bị đau miệng và đau họng trong thời gian dài…

2.3 Viêm da nhiễm trùng do nấm

2.3.1 Bệnh nấm da đầu

Nấm da đầu xảy ra khi số lượng nấm men gia tăng không kiểm soát. Bệnh gây ra tình trạng phát ban ở da đầu, da đầu nổi mụn, vảy gàu nhiều… Ngoài ra, nấm da đầu còn gây ngứa và khi tác động cào gãi sẽ khiến da đầu bị tổn thương làm cho tình trạng viêm da nhiễm trùng da đầu trở nặng.

Nấm da đầu còn có thể gây ra tình trạng rụng tóc làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Bệnh viêm da nhiễm trùng này thường bị ảnh hưởng bởi chính thói quen chăm sóc tóc hàng ngày. Ngoài ra, việc cơ thể đổ nhiều mồ hôi và tóc quá dày cũng sẽ là yếu tố nguy cơ gây bệnh.

2.3.2 Bệnh nấm móng

Là tình trạng viêm da nhiễm trùng xảy ra ở khu vực kẽ móng tay, móng chân. Bệnh gây ra các dấu hiệu đặc trưng gồm: móng đổi màu (vàng, trắng đục hoặc nâu), dày lên, giòn, dễ gãy hoặc bong tróc từng mảng. Ngoài ra, nấm móng còn có thể gây đau hoặc ngứa, làm ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày.

Nguyên nhân gây nấm móng gồm: vệ sinh móng không sạch sẽ, thường xuyên đi tất hoặc đi giày, đổ nhiều mồ hôi chân hoặc ảnh hưởng từ các loại hoá chất làm móng… 

2.3.3 Bệnh nấm kẽ chân/ kẽ tay

Còn được gọi là tình trạng nước ăn tay, nước ăn chân do nấm men hoặc nấm sợi (thường là Trichophyton). Bệnh viêm da nhiễm trùng này có tính phổ biến, nhất là ở các vùng nông thôn hay các vùng quê miền sông nước hoặc người phải tiếp xúc tay chân với nước thường xuyên.

Bệnh nấm kẽ khiến cho các kẽ tay, kẽ chân bị lở loét và gây đau. Khi ăn da non sẽ tạo cảm giác ngứa khó chịu. Một số bệnh nhân bị nấm kẽ dưới dạng da khô gây nứt nẻ các kẽ và khiến cho da bị chảy máu…

Viêm da nhiễm trùng là gì? Các dạng bệnh thường gặp
Nấm kẽ gây ngứa chân và ảnh hưởng đến cuộc sống (Ảnh: Canesten)

2.4 Viêm da nhiễm trùng do ký sinh trùng

2.4.1 Bệnh ghẻ

Bệnh ghẻ là một bệnh da liễu truyền nhiễm do ký sinh trùng cái ghẻ (Sarcoptes scabiei) gây ra. Tác nhân này đào hang trong lớp thượng bì của da. Người bệnh sẽ có cảm giác ngứa dữ dội, đặc biệt vào ban đêm. Nếu không điều trị sớm, người bệnh có thể bị nhiễm trùng da thứ phát, chàm hóa da, ghẻ lan rộng. 

2.4.2 Bệnh chấy rận

Chấy rận là bệnh viêm da nhiễm trùng thường gặp do ký sinh trùng chấy (Pediculus humanus capitis) hoặc rận (Pediculus humanus corporis) gây ra. Bệnh có thể gây tổn thương thứ phát nếu như cào gãi nhiều và dẫn đến viêm da nhiễm trùng.

Chấy rận thường sẽ phát triển do điều kiện vệ sinh kém, khu vực công cộng đông người như trường học và ký túc xá… Một phân tích ở các nước thu nhập thấp – trung bình cho thấy 19,96% học sinh tiểu học bị nhiễm chấy.

2.4.3 Bệnh rận mu

Bệnh rận mu là tình trạng ký sinh trùng rận mu (Pthirus pubis) sống và hút máu ở vùng sinh dục của con người gây ra. Khi rận mu hút máu sẽ gây ra cảm giác ngứa vùng kín làm ảnh hưởng đến cuộc sống. Rận mu được xếp vào danh sách các bệnh hoa liễu có khả năng lây từ người sang người thông qua quan hệ không an toàn và dùng chung đồ dùng cá nhân có tính nhạy cảm cao như quần lót, khăn tắm…

3. Ai có thể bị viêm da nhiễm trùng?

Viêm da nhiễm trùng không có sự phân biệt về độ tuổi cũng như giới tính. Nam và nữ giới đều có thể bị viêm da nhiễm trùng nếu như không chăm sóc tốt các vết thương, tạo cơ hội cho tác nhân gây bệnh tấn công vào tổn thương da.

Trong đó, tỷ lệ viêm da nhiễm trùng ở trẻ nhỏ và người cao tuổi cao hơn các độ tuổi khác. Bệnh có thể khởi phát khi gặp các điều kiện thuận lợi:

  • Chấn thương da: Người bị chấn thương da có nguy cơ bị viêm da nhiễm trùng cao. Bao gồm cả các vết thương rất nhỏ như vết trầy xước da do cào gãi, vết đứt tay, tổn thương do cạo râu, vết kim tiêm hoặc các chấn thương do tai nạn lao động và sinh hoạt…
  • Tình trạng sức khoẻ: Người gặp các vấn đề về da như chàm da, viêm da hay mụn trứng cá có khả năng bị viêm da nhiễm trùng. Nguy cơ mắc bệnh cũng sẽ rất cao ở người bệnh tiểu đường và đang thực hiện xạ trị điều trị bệnh lý trong cơ thể.
  • Hệ miễn dịch suy yếu: Người có hệ miễn dịch suy yếu (người già, trẻ nhỏ, người mắc bệnh mãn tính, suy nhược cơ thể)... sẽ có sức đề kháng kém. Khi này, tác nhân gây bệnh có cơ hội tấn công cơ thể và khiến tình trạng da trở nên phức tạp hơn.
  • Vệ sinh cá nhân: Viêm da nhiễm trùng cũng có thể xảy ra nếu như chúng ta không đảm bảo các điều kiện vệ sinh cá nhân. Ví dụ như lười tắm, tắm không sạch, không thay và giặt đồ thường xuyên hoặc không làm sạch hoá chất trên cơ thể…
  • Đổ nhiều mồ hôi: Người bị đổ nhiều mồ hôi hoặc tăng tiết mồ hôi sẽ có nguy cơ bị viêm da cao hơn. Bởi khi mồ hôi ra nhiều mà không được làm sạch sẽ tạo môi trường thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh tấn công và gia tăng về số lượng.
  • Tiếp xúc với nguồn lây: Bao gồm các tiếp xúc trực tiếp và gián tiếp với nguồn lây bệnh. Bao gồm tiếp xúc da kề da, quan hệ tình dục, chăm sóc y tế hoặc dùng chung vật dụng cá nhân có chứa nguồn lây bệnh.

4. Viêm da nhiễm trùng có nguy hiểm không?

Viêm da nhiễm trùng dù nhẹ cũng trở nên nguy hiểm nếu như không được phát hiện và điều trị kịp thời. Các tác hại của bệnh viêm da nhiễm trùng ban đầu thường khá nhẹ nhàng nên dễ tạo tâm lý chủ quan cho người bệnh. Đây là cơ hội cho bệnh phát triển nặng và gây ra những biến chứng như:

  • Nhiễm trùng lan rộng: Tổn thương có thể lan sang các vùng da lân cận, gây viêm nhiễm trên diện rộng.
  • Hình thành áp xe, nhọt cụm: Các ổ mủ lớn, gây đau đớn dữ dội và cần can thiệp dẫn lưu.
  • Viêm mô tế bào: Nhiễm trùng lan sâu vào các lớp dưới da và mô mềm, gây sưng to, đỏ nóng, đau rát và có thể dẫn đến nhiễm trùng huyết.
  • Nhiễm trùng huyết (Sepsis): Tình trạng nhiễm trùng lan vào máu, gây sốc nhiễm trùng, suy đa tạng và có thể đe dọa tính mạng. Sốc nhiễm trùng (biến chứng của nhiễm trùng máu nặng) gây tỷ lệ tử vong cao, chiếm từ 20 – 50%. Tình trạng diễn biến nặng hơn với người già, trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh.
  • Viêm cầu thận cấp sau nhiễm liên cầu khuẩn: Một biến chứng nghiêm trọng ở thận, thường gặp sau nhiễm trùng da do liên cầu khuẩn.
  • Để lại sẹo vĩnh viễn: Viêm da nhiễm trùng nặng hoặc mạn tính có thể phá hủy cấu trúc da, để lại sẹo thâm, sẹo lõm hoặc sẹo lồi gây mất thẩm mỹ.

Do đó, hãy chủ động thăm khám cùng bác sĩ chuyên khoa nhằm xác định chính xác tác nhân gây bệnh, đánh giá mức độ nghiêm trọng của bệnh và thực hiện điều trị đúng cách.

5. Xử lý viêm da nhiễm trùng: Khi nào cần gặp bác sĩ?

Việc chẩn đoán chính xác tác nhân gây bệnh là rất quan trọng để có phác đồ điều trị phù hợp. Vì vậy, khi da xuất hiện các dấu hiệu nghi ngờ viêm da nhiễm trùng, bạn nên đến gặp bác sĩ da liễu càng sớm càng tốt.

Bạn cần đi khám bác sĩ ngay lập tức nếu:

  • Tổn thương da lan rộng nhanh chóng, gây đau đớn dữ dội.
  • Kèm theo sốt cao, ớn lạnh, mệt mỏi, sưng hạch bạch huyết.
  • Vết thương chảy mủ nhiều, có mùi hôi khó chịu.
  • Không có dấu hiệu cải thiện sau vài ngày tự chăm sóc.
  • Bạn có các bệnh lý nền (tiểu đường, suy giảm miễn dịch).

Phác đồ điều trị viêm da nhiễm trùng:

Dựa trên nguyên nhân và mức độ bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ phù hợp:

  • Thuốc bôi tại chỗ: Kem kháng sinh, kháng nấm, kháng virus, hoặc kem chứa corticosteroid để giảm viêm.
  • Thuốc uống: Kháng sinh, kháng nấm, kháng virus đường uống cho các trường hợp nặng hoặc lan rộng.
  • Thủ thuật y tế: Rạch và dẫn lưu mủ (đối với áp xe), cắt lọc mô hoại tử.
  • Chăm sóc vết thương: Hướng dẫn vệ sinh, thay băng, giữ ẩm da.

6. Thuốc điều trị viêm da nhiễm trùng

Sử dụng thuốc điều trị viêm da nhiễm trùng là cách điều trị đơn giản nhất. Thuốc được bác sĩ chỉ định tuỳ theo tác nhân gây bệnh và các dấu hiệu bệnh lý mà bệnh nhân gặp phải. Các loại thuốc phổ biến gồm:

  1. Thuốc kháng sinh: Các loại kháng sinh được chỉ định để điều trị nhiễm trùng da do vi khuẩn. Có thể dùng dạng bôi ngoài da, uống hoặc tiêm, tùy theo mức độ nghiêm trọng của bệnh. Bệnh nhân có thể phải test kháng sinh để tránh tình trạng kích ứng, dị ứng xảy ra.
  2. Thuốc kháng virus: Thuốc kháng virus được chỉ định trong điều trị các bệnh do virus gây ra như thuỷ đậu, zona thần kinh, tay chân miệng… Thuốc này giúp giảm triệu chứng và rút ngắn thời gian bệnh thông qua việc khống chế sự phát triển của tác nhân gây nhiễm trùng da.
  3. Thuốc kháng nấm: Thuốc này được chỉ định khi nhiễm trùng do nấm men hoặc nấm sợi… Việc sử dụng thuốc cần đúng liều lượng và đủ thời gian theo chỉ dẫn của bác sĩ, vì bệnh nấm thường dễ tái phát nếu điều trị không dứt điểm.
  4. Thuốc chống ký sinh trùng: Thuốc được dùng trong điều trị các bệnh do ký sinh trùng ngoài da như ghẻ, chấy, rận mu. Thuốc có thể ở dạng kem bôi hoặc dung dịch diệt ký sinh nên dùng rất đơn giản…
  5. Thuốc sát khuẩn: Bao gồm Betadine, cồn Iod, nước muối sinh lý,… Những loại thuốc này sẽ giúp sát khuẩn làm sạch da, loại bỏ vi khuẩn và ngăn ngừa nhiễm trùng lan rộng. Thường dùng để xử lý vết thương ban đầu và chăm sóc vết thương trong quá trình phục hồi…

Ngoài ra, người bệnh có thể sử dụng thêm thuốc giảm đau hoặc giảm ngứa có liên quan đến viêm da nhiễm trùng. Luôn tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng thuốc bôi, thuốc uống hoặc thuốc tiêm truyền để tránh gặp tác dụng phụ và biến chứng nguy hiểm.

7. Lời khuyên của chuyên gia

Phòng khám da liễu thẩm mỹ Thái Hà có một số lời khuyên trong chăm sóc, phòng tránh và hỗ trợ điều trị viêm da nhiễm trùng:

  • Không tự ý điều trị: Tránh tự chẩn đoán, tự mua thuốc, hoặc áp dụng các mẹo dân gian khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
  • Thăm khám sớm: Khi có bất kỳ dấu hiệu nghi ngờ viêm da nhiễm trùng, cần đi khám bác sĩ da liễu càng sớm càng tốt để được chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời, ngăn ngừa biến chứng.
  • Tuân thủ chỉ định: Tuyệt đối tuân thủ phác đồ điều trị, liều lượng thuốc và thời gian sử dụng theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Hạn chế làm lan rộng các vết thương trên cơ thể, không nặn mụn, không cào gãi làn da.
  • Mặc quần áo thoáng, rộng với chất liệu thấm hút mồ hôi. Không mặc đồ ẩm ướt và có hiện tượng nấm mốc.
  • Giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ và cuối ngày. Đặc biệt chú ý khi cơ thể bạn đổ nhiều mồ hôi sau khi làm việc hoặc tập luyện.
  • Khi đến các phòng tập gym, yoga cần sử dụng khăn sạch để ngăn cách da với các bề mặt dùng chung như máy tập, ghế tập,...
  • Hạn chế sử dụng rượu bia và thuốc lá khi đang bị bệnh bởi những thứ này sẽ khiến cho tình trạng viêm da nhiễm trùng khó kiểm soát hơn.
  • Gội đầu thường xuyên với đầu gội trị nấm da đầu. Hạn chế sử dụng hoá chất và luôn làm sạch hoàn toàn tóc và da đầu.
  • Luôn luôn rửa tay với xà phòng diệt khuẩn trước khi bạn chạm vào các vùng da bị tổn thương.
  • Ăn uống đầy đủ dưỡng chất để tăng cường sức đề kháng tự nhiên của cơ thể và giúp giảm các triệu chứng viêm da nhiễm trùng…
Viêm da nhiễm trùng là gì? Các dạng bệnh thường gặp
Sử dụng thuốc điều trị các tổn thương da nhằm tránh gây viêm và nhiễm trùng (Ảnh: Canesten)

8. Sai lầm trong điều trị viêm da nhiễm trùng

Sau đây là một số sai lầm thường gặp khi điều trị viêm da nhiễm trùng mà bạn sẽ cần phải tránh:

8.1 Kiêng tắm gội

Nhiều người khi bị bệnh viêm da nhiễm trùng như: thuỷ đậu, zona hay tay chân miệng thường kiêng tắm để không gây biến chứng. Tuy nhiên, việc kiêng tắm trong thời gian dài sẽ tạo môi trường cho nhiễm trùng da nặng hơn và tạo điều kiện cho tác nhân gây bệnh gia tăng.

Bạn vẫn có thể tắm, gội khi gặp bệnh viêm da nhiễm trùng. Hãy tắm với nước sạch hay nước có pha dung dịch sát khuẩn sẽ hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả. Ngoài ra, cũng không cần kiêng gió quá mức khi bị viêm da nhiễm trùng.

8.2 Chỉ sử dụng kháng sinh

Có nhiều bệnh nhân tự điều trị viêm da nhiễm trùng tại nhà chỉ với thuốc kháng sinh. Đây là một sai lầm nghiêm trọng, có thể gây ảnh hưởng đến sức khoẻ và khiến cho bệnh khó kiểm soát hơn.

Thuốc kháng sinh sẽ chỉ mang lại hiệu quả với các trường hợp viêm da nhiễm trùng do vi khuẩn. Nếu như bạn bị viêm da nhiễm trùng do virus hay nấm, ký sinh trùng gây ra thì sẽ cần phải sử dụng các loại thuốc đặc trị riêng.

Bên cạnh đó, kháng sinh cũng sẽ có nhiều loại như bôi, uống, tiêm truyền. Liều lượng kháng sinh cũng không giống nhau tuỳ theo mức độ nghiêm trọng của bệnh. Do đó, không nên lạm dụng kháng sinh và luôn tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng thuốc chữa viêm da nhiễm trùng.

8.3 Dừng điều trị quá sớm

Sai lầm hay gặp khi người bệnh điều trị viêm da nhiễm trùng là dừng điều trị ngay khi các dấu hiệu bên ngoài của bệnh vừa được kiểm soát. Bệnh nhân không hề biết rằng tác nhân gây bệnh có thể chưa bị tiêu diệt hoàn toàn. Nếu ngưng thuốc sớm sẽ tạo điều kiện cho mầm bệnh phát triển trở lại, dẫn đến tái phát hoặc kháng thuốc và sẽ rất khó điều trị sau đó.

8.4 Không phòng tránh lây nhiễm

Hầu hết tình trạng viêm da nhiễm trùng đều có thể lây lan nhanh chóng. Và nếu như bệnh nhân không thực hiện phòng tránh lây nhiễm cho người khác thì nguy cơ lây bệnh sẽ là rất cao. Bao gồm việc không cách ly, không đeo khẩu trang khi tiếp xúc hoặc vẫn có những cử chỉ thân mật hay dùng chung đồ dùng cá nhân.

Trong các trường học, nếu học sinh bị bệnh không được nghỉ học thì sẽ có thể gây ảnh hưởng đến các bạn khác. Và khi này, viêm da nhiễm trùng có thể phát triển thành dịch bệnh, khó kiểm soát…

Viêm da nhiễm trùng có thể gây ra nhiều phiền toái và biến chứng nguy hiểm nếu không được xử lý đúng cách. Đừng chủ quan hay tự ý điều trị tại nhà. Hãy chủ động tìm đến sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa da liễu tại Thái Hà để có phương pháp chẩn đoán và điều trị kịp thời, giúp bạn nhanh chóng phục hồi làn da khỏe mạnh và tránh các hậu quả đáng tiếc.

Chú ý: Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng bất kỳ phương pháp nào. Xem thêm
Tài liệu tham khảo
Cập nhật lần cuối: 04/07/2025
Thông tin này có hữu ích cho bạn không?
Chia sẻ bài viết